background

Các kỳ liên hoan trước

Các kỳ liên hoan trước

Thông báo số 2 Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 41

Cập nhật: 18/11/2022 16:02:34
Tác giả: Ban Tổ chức

Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 41 sẽ khai mạc vào ngày 15/3/2023 (thứ Tư) và bế mạc vào ngày 18/3/2023 (thứ Bảy) tại Hải Phòng.

Thông báo số 2 Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 41

Tiếp theo Thông báo số 1 (số 74/TB-THVN ngày 12/8/2022), Ban Tổ chức vừa ra thông báo bổ sung về Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 41.

A. THÔNG TIN CHUNG.

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

1. Thời gian 04 ngày chính thức: Khai mạc ngày 15/3/2023 (thứ Tư) và Bế mạc ngày 18/3/2023 (thứ Bảy).

2. Địa điểm: Thành phố Hải Phòng

II. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA LIÊN HOAN.

1. Tổ chức chấm thi và xếp hạng của 11 thể loại

1. Chương trình dành cho thiếu nhi

2. Phim tài liệu

3. Phóng sự

4. Phóng sự ngắn

5. Chương trình Chuyên đề - Khoa giáo

6. Chương trình Đối thoại - Tọa đàm

7. Chương trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số

8. Chương trình ca múa nhạc

9. Chương trình Sân khấu

10. Phim truyện truyền hình

11. Video trên nền tảng số

2. Tổ chức hội thảo, diễn đàn trao đổi nghiệp vụ truyền hình

2.1. Hội thảo: Sản xuất và phân phối tin tức trong thời đại số.

2.2. Hội thảo: Đồ họa truyền hình - Thực tiễn và xu thế phát triển.

2.3. Hội thảo: Hội thảo về kỹ thuật công nghệ truyền hình.

3. Hoạt động bên lề

3.1. Triển lãm ảnh về hoạt động của ngành truyền hình cả nước.

3.2. Triển lãm kỹ thuật công nghệ truyền hình.

3.3. Tham quan danh thắng của Hải Phòng.

3.4. Hoạt động từ thiện của Quỹ Tấm lòng Việt.

B. QUY ĐỊNH CHUNG.

I. THÔNG TIN CỦA LIÊN HOAN.

1. Trung tâm Thông tin

Trung tâm Thông tin là nơi đón tiếp, hướng dẫn các đoàn đại biểu về dự Liên hoan và thực hiện việc thông báo cho Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, các đơn vị dự thi khi có yêu cầu từ Ban Tổ chức.

Trung tâm này là nơi tiếp nhận các góp ý (có đường dây nóng tiếp nhận ý kiến góp ý) và giải đáp thắc mắc của đại biểu.

Trung tâm thực hiện việc xác nhận thông tin về các Đoàn đại biểu tham dự: thời gian có mặt; thông tin chi tiết về Đoàn; đăng ký tham gia các hoạt động của Liên hoan; nhận tài liệu, giấy mời, lịch hoạt động, quà của Ban Tổ chức...

Đây cũng là nơi tiếp đón các nhà báo đến tác nghiệp, cung cấp các thông tin chính thức về Liên hoan, tiếp nhận đăng ký và sắp xếp phỏng vấn khi các nhà báo có yêu cầu.

Trung tâm Thông tin sẽ bắt đầu hoạt động trước Lễ khai mạc 2 ngày và kết thúc hoạt động sau Lễ bế mạc 1 ngày.

2. Trang tác nghiệp và phần mềm LHTHTQ.

Liên hoan Truyền hình toàn quốc sử dụng phần mềm và trang thông tin chính thức: https://vtv.vn/lienhoantruyenhinh:

- Các thông báo chính thức của Liên hoan truyền hình toàn quốc đều được Ban Tổ chức thực hiện thông qua trang tác nghiệp này. Các đơn vị tham dự Liên hoan có trách nhiệm thường xuyên truy cập để nhận thông tin từ trang web này.

- Đây là phần mềm để các đơn vị đăng ký tác phẩm dự thi, đại biểu, và tham gia các hoạt động của Liên hoan,...

- Trang tác nghiệp của Liên hoan cũng là nơi trình chiếu các tác phẩm dự thi.

3. Trang facebook, zalo của Liên hoan

- Trang facebook, zalo Liên hoan Truyền hình toàn quốc (http://facebook.com/lienhoantruyenhinh và zalo lienhoantruyenhinh) cũng là nơi cập nhật các thông báo của Ban Tổ chức tới các đơn vị dự thi; cập nhật các thông tin, hình ảnh, hoạt động của Liên hoan hàng ngày.

Thông qua các trang facebook, zalo của Liên hoan, Ban Tổ chức sẽ tạo các chủ đề liên quan đến nội dung các hội thảo, tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các thành viên, tổng hợp ý kiến để cung cấp cho các đơn vị tổ chức Hội thảo.

II. CÁC THỂ LOẠI THAM DỰ LIÊN HOAN.

1. Quy định chung:

- Các tác phẩm dự thi là chương trình truyền hình lần đầu tiên phát sóng trong năm 2021 và 2022. Đối với thể loại phim truyện truyền hình dài tập, phim tài liệu dài tập, tác phẩm dự thi có thể bắt đầu phát sóng từ năm 2020 nhưng tập cuối phải được phát sóng trong năm 2021 hoặc 2022.

Riêng với thể loại "Video trên nền tảng số", tác phẩm dự thi là sản phẩm đã đăng tải trong năm 2021 và 2022 trên các nền tảng số do đơn vị sở hữu.

- Không gửi tác phẩm của đơn vị mình sang đơn vị khác để dự thi.

- Cùng một đơn vị không dùng một nội dung đề tài dự thi ở các thể loại khác nhau.

- Trừ thể loại phim tài liệu dài tập, phim truyện ngắn tập và phim truyện dài tập, mỗi tác phẩm dự thi được ghi trong 1 file duy nhất. Nếu đơn vị dự thi tách một tác phẩm thành nhiều file thì mỗi file sẽ được tính là 1 tác phẩm độc lập.

2. Quy định về thể loại dự thi:

2.1. Chương trình dành cho thiếu nhi: Mỗi đơn vị được tham dự tối đa 02 chương trình, mỗi chương trình có thời lượng không quá 30 phút.

2.2. Phim tài liệu:

- Phim tài liệu 01 tập: Mỗi đơn vị được tham dự tối đa 02 phim tài liệu, mỗi phim có thời lượng không quá 60 phút.

- Phim tài liệu dài tập: Mỗi đơn vị được tham dự 01 phim tài liệu. Mỗi phim có từ 02 đến tối đa 15 tập, thời lượng mỗi tập không quá 30 phút.

Nếu đơn vị dự thi cả 2 thể loại phim tài liệu (01 tập và dài tập) thì mỗi thể loại chỉ được gửi 01 phim.

2.3. Phóng sự: Mỗi đơn vị được tham dự tối đa 02 phóng sự, mỗi phóng sự có thời lượng không quá 15 phút.

2.4. Phóng sự ngắn: Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 41 có thêm thể loại phóng sự ngắn, quy định như sau:

Mỗi đơn vị được tham dự tối đa 03 phóng sự ngắn, mỗi phóng sự ngắn có thời lượng không quá 03 phút 30 giây; trong đó ít nhất 01 phóng sự ngắn có nội dung tích cực, mang tính lan tỏa.

Phóng sự ngắn dự thi phải được phát trong các bản tin thời sự của các Đài Truyền hình, Đài Phát thanh Truyền hình tham dự Liên hoan. Thời gian phát sóng phóng sự ngắn theo quy định chung của Liên hoan.

Các đơn vị thuộc Đài THVN không dự thi thể loại này.

2.5. Chương trình Chuyên đề - Khoa giáo: Mỗi đơn vị được tham dự tối đa 03 chương trình, thời lượng mỗi chương trình không quá 30 phút.

2.6. Chương trình Đối thoại - Tọa đàm: Mỗi đơn vị được tham dự tối đa 02 chương trình, thời lượng mỗi chương trình không quá 60 phút.

2.7. Chương trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số: Mỗi đơn vị được tham dự tối đa 02 chương trình, thời lượng mỗi chương trình không quá 30 phút, cụ thể:

- Chương trình chuyên đề tiếng dân tộc: 01 chương trình.

- Chương trình văn hóa - văn nghệ tiếng dân tộc: 01 chương trình.

Mỗi chương trình dự thi phải gửi kèm văn bản lời bình bằng tiếng Việt (05 bộ). Khuyến khích các chương trình có phụ đề tiếng Việt.

2.8. Chương trình Ca múa nhạc:

Từ Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 41, thể loại Chương trình Ca múa nhạc dự thi sẽ gồm các tác phẩm như sau:

a) Ca múa nhạc (Ca nhạc, Phim ca nhạc): Là chương trình do các đơn vị dàn dựng, sản xuất đã phát trên sóng của các Đài Truyền hình, Đài PTTH; không bao gồm chương trình tường thuật, sự kiện. Mỗi đơn vị được tham dự tối đa 02 tác phẩm, mỗi tác phẩm không quá 90 phút.

b) MV (Video âm nhạc): Là Video âm nhạc do các đơn vị dàn dựng, sản xuất đã phát trên sóng của các Đài Truyền hình, Đài PTTH. Mỗi đơn vị được tham dự tối đa 02 tác phẩm, mỗi tác phẩm không quá 7 phút.

2.9. Sân khấu:

Từ Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 41, thể loại Sân khấu dự thi sẽ gồm các tác phẩm như sau:

a) Sân khấu: Mỗi đơn vị được tham dự tối đa 02 chương trình, mỗi chương trình có thời lượng không quá 100 phút.

b) Tiểu phẩm truyền hình: Là một chương trình độc lập, không phải là linh kiện của chương trình khác, có câu chuyện, được dàn dựng ở sân khấu hoặc trường quay. Mỗi đơn vị được tham dự tối đa 02 chương trình, mỗi chương trình có thời lượng không quá 45 phút.

2.10. Phim truyện truyền hình: Mỗi đơn vị được tham dự tối đa 01 phim 1 tập, 02 phim ngắn tập và 03 phim dài tập. Thời lượng cụ thể như sau:

+ Phim 1 tập: không quá 100 phút.

+ Phim ngắn tập: Mỗi phim không quá 5 tập, mỗi tập không quá 45 phút.

+ Phim dài tập: Mỗi phim từ 6 đến 60 tập, mỗi tập không quá 45 phút.

Khi đăng ký tác phẩm, đơn vị dự thi phải gửi kèm tóm tắt nội dung chính của bộ phim và các tập, danh sách đoàn làm phim, mỗi loại 05 bộ để tạo điều kiện cho Ban Giám khảo làm việc.

Những phim truyện truyền hình có kịch bản chuyển thể hoặc phỏng theo tác phẩm văn học nước ngoài cũng được dự thi.

2.11. Video trên nền tảng số:

Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 41 có thêm thể loại Video trên nền tảng số, quy định như sau:

- Tác phẩm dự thi có thể lấy chất liệu của chương trình truyền hình đã phát sóng để sản xuất sản phẩm số, nhưng không phải là chương trình truyền hình trọn vẹn, bao gồm 02 thể loại nhỏ sẽ được chấm riêng biệt gồm:

+ Video trên nền tảng số có nội dung chính luận.

+ Video trên nền tảng số có nội dung khoa giáo - giải trí.

- Với thể loại này, Ban Tổ chức chỉ nhận tác phẩm dự thi của các đơn vị thuộc Nhóm 1 (quy định tại điểm VI.1 của Thông báo này). Mỗi đơn vị được tham dự tối đa 02 tác phẩm, mỗi tác phẩm có thời lượng không quá 30 phút.

- Khi đăng ký tác phẩm, đơn vị dự thi phải cung cấp (qua phần mềm đăng ký) các số liệu tương tác (độ tiếp cận, like, share, comment) và link của tác phẩm trên các nền tảng số do đơn vị sở hữu (tính đến ngày đăng ký).

III. GỢI Ý VỀ NỘI DUNG.

Các tác phẩm dự thi cần bám sát các chủ trương tuyên truyền, giáo dục truyền thống, phản ánh sâu sắc và sinh động các thành tựu trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước; phản ánh các gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến trong xây dựng đời sống văn hoá mới, trong xoá đói giảm nghèo, khắc phục thiên tai, bão, lũ, trong đấu tranh chống tham nhũng, chống tiêu cực, bảo vệ an ninh Tổ quốc, trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông, xây dựng nền văn hoá mới tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc...

Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần này tiếp tục khuyến khích những cách thể hiện mới, sáng tạo, hấp dẫn, những tác phẩm mang tính phát hiện nhân tố mới trong thực tế sinh động ở các địa phương.

IV. GIẢI THƯỞNG.

- Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 41 sẽ có Giải Vàng, Giải Bạc và Giải Khuyến khích. Trường hợp đặc biệt Chủ tịch Liên hoan sẽ quyết định.

- Ban Tổ chức sẽ công bố các giải Vàng, Bạc và trao trong Lễ Bế mạc. Giải Khuyến khích và Thông báo kết quả tổng hợp sẽ được Ban Tổ chức trao cho các đơn vị sau Lễ Bế mạc.

- Tiền thưởng kèm theo các giải sẽ được Ban Tổ chức chuyển khoản về đơn vị đạt giải theo số tài khoản của đơn vị đăng ký trên phần mềm.

V. BAN GIÁM KHẢO VÀ THỜI GIAN CHẤM TÁC PHẨM.

1. Số lượng và đề cử Ban Giám khảo: Không thay đổi so với nội dung tại Thông báo số 1.

2. Thời gian chấm tác phẩm.

Tùy theo số lượng tác phẩm dự thi, các Ban Giám khảo sẽ chấm trước từ 2 đến 3 ngày. Thể loại Phim truyện truyền hình dài tập và phim tài liệu dài tập chấm từ tháng 01/2023.

VI. CÁC ĐƠN VỊ THAM DỰ LIÊN HOAN.

1. Quy định đơn vị dự thi

a) Nhóm đơn vị dự thi

- Nhóm 1: Mỗi Đài Truyền hình, Kênh truyền hình thuộc các Bộ, ngành Trung ương, Đài Phát thanh - Truyền hình, Đài truyền hình tỉnh, thành phố; các đơn vị sản xuất chương trình, Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại khu vực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam và các đơn vị có chương trình thường xuyên phát sóng trên VTV; các đơn vị sản xuất chương trình truyền hình thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam là một đơn vị tham gia Liên hoan.

- Nhóm 2: Các đơn vị tư nhân hoặc nhà nước có chức năng sản xuất chương trình truyền hình (không phải là 1 đài truyền hình) nếu trong năm đã có chương trình được phát sóng ở một đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình, được tham gia Liên hoan như một đơn vị dự thi (có xác nhận của đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình). Các đơn vị dự thi của Liên hoan kỳ trước đương nhiên là đơn vị dự thi Liên hoan kỳ này.

b) Thủ tục đăng ký tham dự Liên hoan

- Các đơn vị lần đầu tham dự phải đăng ký bằng văn bản và chính thức trở thành đơn vị dự thi khi Ban Tổ chức có văn bản chấp thuận.

- Các đơn vị thuộc nhóm 2 phải đăng ký lại bằng văn bản nếu kỳ Liên hoan trước không tham dự.

- Công văn đăng ký tham gia Liên hoan đề nghị gửi về Ban Thư ký biên tập, Đài Truyền hình Việt Nam (số 43 Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình, Hà Nội) trước ngày 22/12/2022 để tổng hợp, trình Chủ tịch Liên hoan quyết định. Điện thoại liên hệ: 024.38343445 (gặp chị Đoàn Thị Thanh Huyền).

2. Đăng ký Đoàn đại biểu:

Các đơn vị đăng ký Đoàn đại biểu trong phần mềm Liên hoan truyền hình toàn quốc tại địa chỉ https://vtv.vn/lienhoantruyenhinh. Lưu ý khi đăng ký:

- Đề nghị đăng ký đầy đủ thành phần tham dự Liên hoan để Ban Tổ chức cấp thẻ đại biểu. Chỉ có đại biểu có thẻ mới được tham dự vào các hoạt động chính của Liên hoan như: Lễ Khai mạc, Lễ Bế mạc, tiệc chiêu đãi, hội thảo, tham quan.

- Thông tin về tài khoản của đơn vị phải chính xác để Ban Tổ chức chuyển tiền thưởng kèm theo giải thưởng về tài khoản đó (khi có giải).

- Phải đăng ký số điện thoại của Trưởng đoàn Đại biểu để Ban Tổ chức tiện liên hệ trong quá trình diễn ra Liên hoan.

VII. CÁC QUY ĐỊNH KHÁC.

1. Đăng ký tác phẩm dự thi

- Đăng ký tác phẩm dự thi qua phần mềm LHTHTQ theo quy định. Các đơn vị đăng ký tác phẩm dự thi trước ngày 15/01/2023. Riêng thể loại Phim truyện truyền hình, Phim tài liệu dài tập (có tóm tắt nội dung gửi kèm đăng ký) đăng ký trước ngày 15/12/2022.

- Lưu ý khi đăng ký tác phẩm dự thi: Các tác giả, nhóm tác giả phải có họ và tên đầy đủ (không sử dụng bút danh). Nhóm tác giả phải được đăng ký đầy đủ các chức danh sản xuất chính. Hết thời hạn đăng ký, Ban Tổ chức sẽ không bổ sung hoặc điều chỉnh danh sách tác giả.

2. Hình thức và thời gian gửi tác phẩm dự thi

Thể loại Phim truyện truyền hình, Phim tài liệu dài tập: mỗi tác phẩm in sao thành 05 bộ USB theo chuẩn hướng dẫn của Ban Tổ chức, gửi trong tháng 12/2022 để tổ chức chấm trước. Địa chỉ nhận USB: Phòng Tổ chức - Hành chính, Ban Thư ký biên tập, Đài Truyền hình Việt Nam, 43 Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình, Hà Nội. ĐT liên hệ: 024.38343445 (gặp chị Đoàn Thị Thanh Huyền).

Các thể loại còn lại: mỗi tác phẩm dự thi là 01 file có định dạng và đặt tên file theo quy định. Các đơn vị gửi file tác phẩm chủ yếu qua đường mạng FTP thay vì nộp ổ cứng (theo hướng dẫn của Ban Tổ chức). Đơn vị nào chưa có tài khoản ftp, đề nghị gửi đăng ký vào mail dk.ftp.lhth@gmail.com để Ban Tổ chức cấp tài khoản và mật khẩu ftp.

Những đơn vị không có điều kiện về đường truyền và các đơn vị của VTV (tại 43 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội) sẽ nộp tác phẩm bằng 01 ổ cứng trong đó có chứa tất cả các file tác phẩm dự thi. Hạn cuối cùng là ngày 10/02/2023.

- Địa chỉ nhận ổ cứng, liên hệ truyền file qua FTP, hướng dẫn chuẩn USB in sao phim truyện: Phòng Kỹ thuật thể hiện, Ban Thư ký biên tập, Đài Truyền hình Việt Nam, 43 Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại liên hệ: 024.62735576.

3. Bản quyền và in sao tác phẩm

- Bản quyền tác phẩm dự thi thuộc đơn vị đăng ký dự thi. Các đơn vị dự thi phải chịu trách nhiệm pháp lý về bản quyền của mình.

- Các đơn vị muốn in sao tác phẩm nào thì tự thỏa thuận với đơn vị sản xuất tác phẩm đó về bản quyền, hình thức in sao. Ban Tổ chức không thực hiện việc in sao tác phẩm.

- Ban Tổ chức được quyền đăng tải các tác phẩm dự thi trên Trang thông tin của Liên hoan nhằm trình chiếu công khai và thông tin về tác phẩm dự thi cho các đơn vị cùng biết.

- Ban Tổ chức sẽ bố trí 1 phòng Trao đổi chương trình (có hệ thống máy tính kết nối internet) ở cạnh Trung tâm Thông tin để phục vụ các đoàn đại biểu trao đổi về bản quyền.

4. Quy định kỹ thuật.

Quy định kỹ thuật về định dạng và đặt tên file, hướng dẫn kỹ thuật xuất file, gửi file dự thi; tài khoản và mật khẩu đăng nhập vào phần mềm được giữ nguyên như Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 40.

Tài liệu hướng dẫn được đăng tải trên mục Hướng dẫn kỹ thuật của Trang thông tin chính thức của Liên hoan tại địa chỉ: https://vtv.vn/lienhoantruyenhinh để các đơn vị tiện tra cứu.

Các đơn vị mới tham gia Liên hoan lần đầu, đề nghị liên hệ với Ban Thư ký biên tập - Đài Truyền hình Việt Nam để được hướng dẫn kỹ thuật, cấp tài khoản và mật khẩu đăng nhập phần mềm Liên hoan (sau khi có văn bản đồng ý của Chủ tịch hoặc Ban Tổ chức Liên hoan). Điện thoại: 024.62735576.

(Các quy định tại Thông báo số 1, số 74/TB-THVN ngày 12/8/2022, trái với Thông báo này đều bãi bỏ)

Trên đây là một số thông tin và quy định của Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 41 - tháng 03/2023 tại Hải Phòng. Ban Tổ chức rất mong nhận được sự hưởng ứng, tham gia đông đảo và có chất lượng của các đơn vị dự thi.