VTV.vn - Sau 3 năm có mặt tại Việt Nam, Uber và Grab đã làm thay đổi không nhỏ bức tranh vận tải hành khách tại Việt Nam. Các hãng taxi truyền thống buộc phải thay tự đổi mình.

Sau 3 năm có mặt tại Việt Nam, Uber và Grab, có thể nói đã làm thay đổi không nhỏ bức tranh vận tải hành khách tại Việt Nam. Các hãng taxi truyền thống "đứng ngồi không yên", buộc phải thay đổi mình từng ngày.

Nhiều cuộc họp căng thẳng giữa cơ quan quản lý và đại diện của các bên đã diễn ra trong vòng 3 năm qua. Nhiều quyết định, thay đổi đã được đưa nhằm mục tiêu tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các hãng đồng thời vẫn đặt lợi ích của người dân làm trọng tâm.

Trong diễn biến mới nhất, từ ngày 11/1, Hà Nội sẽ cấm các xe hợp đồng Uber, Grab dưới 9 chỗ đi vào 13 tuyến phố trước đó đã cấm taxi trong khung giờ cao điểm. Trước đó, đây là một trong những vấn đề mà các lái xe taxi truyền thống phản đối nhiều nhất. Hãy cùng nhìn lại những dấu mốc trong cuộc chiến có lẽ còn lâu nữa mới có hồi kết giữa Uber/Grab và taxi truyền thống.

Nhìn lại cuộc chiến chưa hồi kết giữa Uber/Grab và taxi truyền thống - Ảnh 1.

Nhìn lại cuộc chiến chưa hồi kết giữa Uber/Grab và taxi truyền thống - Ảnh 2.

à một ứng dụng trên điện thoại được phát triển tại Mỹ, dịch vụ đi chung xe nhanh chóng có mặt ở 311 thành phố của 58 quốc gia, với giá trị thị trường lên tới 50 tỷ USD.

Công ty Uber không sở hữu xe và cũng không thuê mướn lái xe, nhưng lại giúp khách hàng kết nối với phương tiện thông qua phần mềm của mình. "Không bao giờ để phương tiện trống trên đường về", hãng này cho hay mình là cầu nối giữa các lái xe đang trống và khách hàng gặp được nhau.

Cũng hoạt động theo cơ chế tượng Grab đã cập bến đỗ Việt Nam sau khi vươn tầm ảnh hưởng ở nhiều quốc gia châu Á.

Sự có mặt của Uber và Grab đã nhanh chóng khuấy động và đẩy cuộc đua tranh thị phần vận tải trở nên khốc liệt, kịch tính, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM  

Nhìn lại cuộc chiến chưa hồi kết giữa Uber/Grab và taxi truyền thống - Ảnh 4.

Nhìn lại cuộc chiến chưa hồi kết giữa Uber/Grab và taxi truyền thống - Ảnh 6.

ng dụng trên nền tảng công nghệ đã giúp Uber và Grab có sức cạnh tranh gần như là vượt trội hoàn toàn hơn so với taxi truyền thống.

Nhìn lại cuộc chiến chưa hồi kết giữa Uber/Grab và taxi truyền thống - Ảnh 7.

Với việc nhanh hơn, rẻ hơn, tiện ích hơn, Uber và Grab ngay lập tức đã thu hút một lượng lớn khách hàng từ taxi truyền thống. Bên cạnh đó, việc liên tục tung ra các chương trình khuyến mãi: Đi 2 chuyến tính tiền một chuyến; đi từ chuyến thứ 2 giảm 50%; giảm 30.000 cho 3 chuyến vào cuối tuần, giảm 50% khi đi vào ban đêm, đi ra sân bay với chỉ 150.000 đồng/lượt... đã khiến thị phần của Uber cũng như Grab phình ra một cách nhanh chóng.

Dù Uber hay Grab đã đều tiến hành tăng giá cước trong năm 2017, song khoảng cách về chi phí giữa nếu đi hai loại hình phương tiện này so với taxi truyền thống vẫn còn một khoảng cách không nhỏ.

Nhìn lại cuộc chiến chưa hồi kết giữa Uber/Grab và taxi truyền thống - Ảnh 8.

Trong tháng 10/2017, theo thống kê từ Uber, sau 3 năm hoạt động tại Việt Nam, tổng quãng đường đã di chuyển thông qua ứng dụng này là 322 triệu km, tương đương 99.000 lần chiều dài đất nước Việt Nam. Những con số chắc chắn khiến không ít người giật mình song nó là minh chứng không thể chối cãi cho sự lấn lướt của Uber hay Grab.

Nhìn lại cuộc chiến chưa hồi kết giữa Uber/Grab và taxi truyền thống - Ảnh 10.

Nhìn lại cuộc chiến chưa hồi kết giữa Uber/Grab và taxi truyền thống - Ảnh 11.

ber và Grab ngày càng trở nên phổ biến hơn nên không có gì quá ngạc nhiên khi "miếng bánh" thị phần của các hãng taxi truyền thống ngày một bé đi. Điều này thể hiện rõ nhất với 2 "ông lớn" là Mai Linh và Vinasun.

Nửa đầu năm 2017, doanh thu thuần của cả tập đoàn Mai Linh đạt 1.722 tỷ đồng, giảm 5% so với cùng kỳ. Tính đến hết ngày 30/6/2017, khoản lỗ lũy kế của Tập đoàn Mai Linh đã lên tới gần 800 tỷ đồng.

Với Vinasun, doanh thu từ kinh doanh taxi của công ty mẹ giảm gần 500 tỷ đồng. Vinasun cũng cho biết tính đến ngày 30/6/2017, công ty có 8.291 nhân viên, giảm tới 7.946 người so với thời điểm đầu năm 2017.  

Và trong một động thái tự bảo vệ mình, một hãng taxi lớn tại Việt Nam đã tuyên bố sẽ kiện Uber, Grab tới cùng. Lý do cho việc kiện tụng, đại diện hãng taxi này cho biết Grab và Uber cạnh tranh không lành mạnh, cơ bản nhất ở đây là đang phá giá.

Thậm chí, Hiệp hội taxi Hà Nội đã có đơn kiến nghị gửi các cấp có thẩm quyền đề nghị dừng khẩn cấp kế hoạch thí điểm các xe hợp đồng điện tử kiểu Grab hay Uber ngay trong tháng 9/2017. Tuy nhiên, Bộ Giao thông Vận tải đã bác bỏ đề xuất này.

Tháng 10/2017, nhiều lái xe taxi truyền thống lần lượt dán các bảng hiệu phản đối với nội dung: "Yêu cầu dừng ngay việc cấp phù hiệu xe thí điểm vì phá vỡ quy hoạch"…

Bất chấp phản đối, Uber và Grab đều khẳng định mình hoạt động hoàn toàn tuân thủ pháp luật Việt Nam.

Trong khi chờ đợi "sự phán xử" từ các cơ quan chức năng, thay đổi gần như là điều bắt buộc. Và những điều này đã và đang được một số hàng taxi truyền thống thực hiện. Theo đó, các hãng như Vinasun, Mai Linh, Taxi Group, Thành Công... đã đồng loạt ra mắt ứng dụng đặt xe trên điện thoại, nhằm nâng cao hiệu hoạt động, minh bạch giá cước, quãng đường nhằm tăng tính cạnh tranh.

Nhìn lại cuộc chiến chưa hồi kết giữa Uber/Grab và taxi truyền thống - Ảnh 14.

Nhìn lại cuộc chiến chưa hồi kết giữa Uber/Grab và taxi truyền thống - Ảnh 15.

rong diễn biến mới nhất, ngày hôm nay (11/1), Hà Nội sẽ cấm các xe hợp đồng dưới 9 chỗ đi vào 13 tuyến phố trong khung giờ cao điểm. Cụ thể, Sở GTVT Hà Nội cho biết đã cắm các biển cấm tích hợp taxi, các xe hợp đồng dưới 9 chỗ - trong đó có Grab, Uber hoạt động trong các khung giờ từ 6 - 9h và 16h30 - 19h30.  

ên cạnh đó, sau khi thời hạn thí điểm Grab, Uber kết thúc vào 1/1 vừa qua, trong năm 2018 cũng như những năm tới đây, loại hình dịch vụ vận tải này được dự đoán sẽ chịu quản lý chặt chẽ hơn từ cơ quan chức năng.

Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Tại dự thảo mới này, Bộ Giao thông vận tải đã dành riêng một chương quy định rõ về hợp đồng vận tải.

"Loại hình xe hợp đồng vận tải như Uber, Grab phải đáp ứng hàng loạt yêu cầu mới khắt khe hơn. Cụ thể, đơn vị cung cấp ứng dụng kết nối hợp đồng vận tải điện tử phải được cấp giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp", là một trong rất nhiều những quy  định mà Uber, Grab có thể sẽ phải thực hiện trong thời gian tới đây.  


Duy Cường
Minh Thu
17/1/2017
X

ĐANG PHÁT

Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước