VTV.vn - Nestlé MILO vừa chính thức khởi động dự án cộng đồng ‘10 Năm Vàng, Đừng Lỡ Làng’, với sự đồng hành của Trung tâm Sản xuất và Phát triển Nội dung số VTV Digital...
10 năm phát triển vàng cho trẻ: Đừng lỡ làng - Ảnh 1.
10 năm phát triển vàng cho trẻ: Đừng lỡ làng - Ảnh 2.

uối cấp 1, em bắt đầu tăng cân liên tục, cơ thể bắt đầu phát phì ra. Lúc đó, bạn bè và thậm chí người thân họ hàng ai cũng trêu chọc em, họ gọi em là "đồ mập địt", My bắt đầu kể cho tôi nghe nguyên nhân dẫn đến "sai lầm" mà em nhắc đến ở trên.

Chính vì mặc cảm, tự ti trước ngoại hình của mình, My đã quyết định nhịn ăn.

"Hồi đó còn nhỏ, em không ý thức đến chuyện giảm cân đâu. Chỉ suy nghĩ đơn giản là nếu mình không ăn thì sẽ không mập. Ban đầu là nhịn ăn sáng. Tiếp đến là bữa chính. Em chỉ ăn cho có lệ. Sữa cũng không uống. Có tối em chỉ ăn bịch bánh tráng rồi đi ngủ’, My cho biết.

Việc này kéo dài liên tục trong những năm THCS của My. Từ một đứa bé có chiều cao đứng đầu lớp ở cấp tiểu học, sang đầu cấp 2, My chững lại. Đến tuổi trưởng thành, My cao 1m59. So với mặt bằng chung về chiều cao trong gia đình, My giống như "con chim sẻ giữa bầy đại bàng".

"Nó đích thị là con chim sẻ giữa bầy đại bàng", bà Mai Hồng Hạnh, mẹ My nói. "Lúc nào cả nhà đi chung với nhau, cũng thấy nó lạc lõng".

Bà Hạnh cho biết, thời điểm My nhịn ăn, gia đình biết, có la rầy nhưng lại không quyết liệt ngăn cản, phần nhiều do bận rộn công việc.

"Mình nghĩ đơn giản, nay nó không ăn thì mai nó ăn. Năm nay chiều cao chững lại thì năm sau nó lại phát triển. Có ai ngờ đó là sai lầm. Chỉ vì sự thiếu quan tâm của mình trong việc chăm lo dinh dưỡng mà con dang dở giấc mơ. Mình vừa thấy thương con vừa thấy ân hận", bà Hạnh chia sẻ.

Hoàng Phúc - em trai My - cũng bị thừa cân từ nhỏ. Nhưng thay vì nhịn ăn như chị mình, Phúc vẫn ăn uống đầy đủ và chăm tập luyện thể thao.

10 năm phát triển vàng cho trẻ: Đừng lỡ làng - Ảnh 4.

Ngậm ngùi bỏ đi ước mơ từ bé, hiện My đang thực tập tại một công ty truyền thông ở TP Hồ Chí Minh. My cho tôi biết, nếu được quay lại thời gian đó, My sẽ thay đổi suy nghĩ về việc cha mẹ mình cao to rồi thì mình nhất định sẽ to cao như thế; sẽ nghe lời của mẹ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng hơn, đi theo em trai tham gia các môn thể thao… để không tiếc nuối như bây giờ.

Câu chuyện của Thảo My và gia đình không phải là trường hợp hiếm trong việc thiếu quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng trong độ tuổi đi học của con trẻ. Bà Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết, trên thực tế vẫn còn nhiều phụ huynh có sự tiếp cận hạn chế trong việc hiểu biết và thực hành các vấn đề dinh dưỡng và vận động cho trẻ ở giai đoạn từ 5 - 15 tuổi.

10 năm phát triển vàng cho trẻ: Đừng lỡ làng - Ảnh 5.
10 năm phát triển vàng cho trẻ: Đừng lỡ làng - Ảnh 6.

ới đây, Trung tâm Nghiên cứu Nestle Thụy Sỹ công bố thông tin khoa học, ghi nhận tầm quan trọng của giai đoạn trẻ từ 5 đến 15 tuổi. Theo công bố từ Nestle, đây là giai đoạn biến đổi, phát triển đặc biệt của cả bé trai và bé gái ở tất cả các khía cạnh. Đây được gọi là “10 năm phát triển vàng” của trẻ, và cũng là cầu nối cho quá trình chuyển tiếp từ tuổi thiếu nhi sang tuổi trưởng thành. Sự phát triển về chiều cao, trí tuệ và hành vi trong giai đoạn này có liên quan mật thiết đến việc trẻ ăn gì mỗi ngày. Mỗi lựa chọn dinh dưỡng trong giai đoạn này đều mang tính chất quyết định.

10 năm phát triển vàng cho trẻ: Đừng lỡ làng - Ảnh 8.

Ở giai đoạn này, khối lượng cơ của trẻ đạt mức tăng trưởng từ 40-60% so với lúc trưởng thành. Mật độ xương của trẻ tích lũy nhanh gấp 4 lần so với giai đoạn trước và đạt được khoảng 60% mật độ xương lúc trưởng thành.

Đặc biệt, trong giai đoạn này chiều cao của trẻ phát triển rất nhanh. Cụ thể, ở bé gái, từ giai đoạn 10 tuổi, mỗi năm bé sẽ tăng khoảng 10cm và đến năm 12 tuổi bé sẽ tăng khoảng 15cm một năm. Tốc độ tăng trưởng về chiều cao của bé trai trong giai đoạn này cũng là khoảng 10cm một năm và đạt tối đa 15cm một năm vào 14 tuổi. Sau giai đoạn này, cơ thể trẻ cũng tăng chiều cao nhưng với tốc độ rất chậm. Tổng cộng mức tăng chiều cao của các năm sau không bằng 1 năm chiều cao tăng vọt trong thời kỳ 10 năm vàng.

Cùng với chiều cao, 10 năm phát triển vàng cũng là giai đoạn phát triển mạnh mẽ về trí não của trẻ. Từ 5-6 tuổi, bé sẽ đạt 100% khối lượng não bộ của người trưởng thành. Một em bé 6 tuổi đã có trọng lượng não bằng với trọng lượng não của người trưởng thành. Lúc này, võ đại não bắt đầu xếp nếp và các tế bào thần kinh bắt đầu phát triển vượt trội. Các tế bào này được xem là "sức mạnh của não bộ", đóng vai trò then chốt với trí nhớ, chú ý, nhận thức, tư duy và ngôn ngữ. Chính vì thế, trẻ có thể học rất nhanh và bắt đầu phân biệt được đúng sai. Bắt đầu từ năm 10 tuổi, các tế bào thần kinh có bao myelin, hay còn gọi là chất trắng, tăng nhanh.Tế bào này có nhiệm vụ truyền tải tín hiệu thần kinh, giúp não bộ hoạt động nhịp nhàng. Sự gia tăng chất trắng giúp trẻ tập trung và xử lý vấn đề nhanh hơn.

Hệ miễn dịch của trẻ sẽ phát triển rất nhanh trong giai đoạn từ 5-15 tuổi và tới 15 tuổi thì gần như toàn bộ các tế bào, các cơ quan liên quan đến hoạt động miễn dịch của cơ thể đã được hoàn thiện, cha mẹ sẽ không còn cơ hội để hoàn thiện về mặt vật chất cho các tuyến và tế bào liên quan đến miễn dịch và nội tiết.

10 năm phát triển vàng cho trẻ: Đừng lỡ làng - Ảnh 9.
10 năm phát triển vàng cho trẻ: Đừng lỡ làng - Ảnh 10.

Để xây dựng thực đơn cân bằng cho trẻ, trước hết cần tìm hiểu về nhu cầu năng lượng, nhu cầu chất đạm, chất béo, chất bột đường, nhu cầu vitamin và chất khoáng. Ở giai đoạn này, nhu cầu của trẻ tăng cao hơn rất nhiều so với giai đoạn dưới 5 tuổi và có thể tương đương với người lớn.

Theo bà Diệp, nhu cầu năng lượng ở giai đoạn từ 10 đến 15 tuổi bắt đầu tăng từ 1,5 đến 2 lần so với giai đoạn trước. Nhu cầu năng lượng của trẻ 9 tuổi đã đạt mức năng lượng khuyến nghị tương đương với người trưởng thành.

Cụ thể, bé gái 10 tuổi đã có nhu cầu khuyến nghị về năng lượng vào khoảng 2.000 kcal mỗi ngày trong khi một người nữ trưởng thành ở tuổi 20-29 chỉ cần 1.800 kcal mỗi ngày. Với bé trai từ 12-14 tuổi đã có nhu cầu năng lượng ở mức 2.400 kcal trong khi một người nam trưởng thành từ 20-29 tuổi chỉ cần 2.200 kcal. Những con số này cho thấy nếu chúng ta không cung cấp đủ năng lượng, trẻ không thể phát triển và đạt được sự tăng trưởng tối ưu về mặt thể chất.

10 năm phát triển vàng cho trẻ: Đừng lỡ làng - Ảnh 12.

Về chất đạm, chất béo và chất bột đường, đây là 3 chất sinh năng lượng làm nền tảng cho các hoạt động vật chất cũng như hoạt động chức năng của cơ thể. Cha mẹ nên lưu ý chọn chất đạm và chất béo có nguồn gốc động vật để cung cấp đủ amino axit thiết yếu, axit béo thiết yếu để hỗ trợ hệ thống cơ, hệ thống xương, hệ thống các tế bào nội tiết, các mô, các tế bào của cơ thể tạo hình thành các mô vật chất. Về chất bột đường, cha mẹ nên lưu ý chọn chất bột đường phức hợp từ các loại ngũ cốc. Nếu chọn loại ngũ cốc có nhiều vỏ trấu, nhiều hạt, nhiều cám thì sẽ tốt hơn các loại đã được tinh chế.

Về nhóm các vitamin và nhóm các chất khoáng, trẻ từ 12-14 tuổi có nhu cầu về hầu hết các vitamin và chất khoáng đạt mức tương đương người lớn. Một số các vi chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của trẻ như i-ốt, sắt, kẽm, selen và các vi khoáng quan trọng, vitamin A, B, trẻ có nhu cầu khuyến nghị tương đương người lớn khi chỉ mới 9-10 tuổi.

"Hiện các chuyên gia dinh dưỡng có đưa ra phương pháp "đĩa dinh dưỡng" rất dễ thực hiện, có thể dùng cho trẻ trong giai đoạn 10 năm phát triển vàng. Nếu không có nhiều thời gian, cha mẹ có thể áp dụng mô hình này để ước lượng nhanh chóng tỷ lệ dưỡng chất cần cung cấp cho bữa ăn của con", bà Diệp chia sẻ.

10 năm phát triển vàng cho trẻ: Đừng lỡ làng - Ảnh 13.

Theo mô hình đĩa dinh dưỡng, một đĩa được chia ra làm hai, 50% bên trái là lượng rau và trái cây, 50% bên phải là lượng gạo, ngũ cốc và các loại thực phẩm giàu chất đạm. Nhìn sâu vào đĩa, trong 50% bên trái là rau và trái cây, thì lượng rau phải nhiều hơn so với lượng trái cây. Một nửa lượng thực phẩm còn lại chúng ta cần ăn mỗi ngày là ngũ cốc (cơm, bánh mì, bún, khoai...) và chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng, các loại đậu...), nhưng ngũ cốc nhiều hơn chất đạm. Ngoài ra, bên phải đĩa dinh dưỡng còn có hình một vòng tròn nhỏ đại diện cho một ly sữa nhắc chúng ta cần phải tiêu thụ thường xuyên sữa và các chế phẩm từ sữa. Tỉ lệ các nhóm thực phẩm như trong đĩa dinh dưỡng không nhất thiết phải đạt trong từng bữa ăn, nhưng nhất thiết cần phải đạt trong mỗi ngày. Ví dụ có bữa chúng ta không ăn đủ rau và trái cây thì bữa khác phải bù để đủ lượng khuyến nghị.

Ngoài dinh dưỡng, bà Diệp cũng đưa ra lời khuyên, cần cho trẻ trong giai đoạn vàng tập trung vào các hoạt động luyện tập thể dục thể thao. Bởi vì nếu thiếu vận động thì tất cả các chất dinh dưỡng đưa vào cơ thể sẽ khó được tiêu hóa, hấp thu và dự trữ một cách thuận lợi. Nhờ vận động mà các chất dinh dưỡng và quá trình hình thành phát triển toàn diện của trẻ sẽ trở nên hoàn hảo.

"Trẻ cần luyện tập tối thiểu 30 phút một ngày. Đối với trẻ lười vận động, cha mẹ có thể cùng con tham gia hoạt động hoặc cho con tham gia các vận động theo nhóm cùng bạn bè để khuyến khích con. Trước khi luyện tập, có thể cho con ăn nhẹ như ngũ cốc, bánh mỳ trứng…", bà Diệp chia sẻ.

10 năm phát triển vàng cho trẻ: Đừng lỡ làng - Ảnh 14.
10 năm phát triển vàng cho trẻ: Đừng lỡ làng - Ảnh 15.
10 năm phát triển vàng cho trẻ: Đừng lỡ làng - Ảnh 16.
Hoàng Huy
Minh Thu

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

X

ĐANG PHÁT

Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước