VTV.vn - Nhà là nơi để trở về, là nơi để những đứa trẻ được ôm ấp, chở che và yêu thương…
Cha mẹ thay đổi: Hãy để những đứa trẻ được hạnh phúc - Ảnh 1.
Cha mẹ thay đổi: Hãy để những đứa trẻ được hạnh phúc - Ảnh 2.

ác bố mẹ tham gia chương trình cũng được lựa chọn ở nhiều độ tuổi và vùng miền khác nhau, từ nông thôn đến thành thị, từ những công việc phổ biến đến những người làm nghệ thuật. Sự đa dạng trong việc chọn lựa nhân vật này nhằm mang đến cho khán giả cái nhìn đa chiều và đề cập được nhiều khía cạnh gần gũi nhất với đời sống của mỗi người. Từ đó người xem có thể tự soi chiếu và thấy chính mình ở trong đó, cùng trải nghiệm và ngẫm nghĩ thông qua những thước phim ấn tượng, giàu cảm xúc của chương trình.

Sống tại Hà Nội, chị Trang (40 tuổi), bắt con gái – bé Cún (11 tuổi) phải học đàn từ nhỏ dù bé không muốn. Người mẹ tự nhận bản thân là người dễ tính nhưng trong mắt những đứa trẻ, chúng nghĩ – "Không người nào khó tính lại nhận mình là khó tính cả", thậm chí con gái lớn của chị đã từ chối chia sẻ cùng mẹ bất cứ câu chuyện nào trong cuộc sống của nó.

Cha mẹ thay đổi: Hãy để những đứa trẻ được hạnh phúc - Ảnh 4.

Một câu chuyện khác, chị Nguyễn Thị Liên ở Hưng Yên cũng là người mẹ đã mắc sai lầm trong cách nuôi dạy con. Muốn con có tính tự lập, chị chỉ biết ép con mình phải làm việc giúp đỡ bố mẹ. Người con lại cảm thấy như mình chỉ là người bị sai khiến. Cậu bé cũng không được bố mẹ nói những lời yêu thương, những lời cảm ơn, từ lúc sinh ra đến giờ em chưa nhận được  một món quà, hay món đồ chơi nào mà em thích.

Khi người con cảm thấy buồn tủi, tức giận nhất, người mẹ chỉ biết bỏ đi. Không một ai trong gia đình đi an ủi cậu bé, để cậu bé trong góc tối và tự đánh mình. Cậu bé không biết chống đỡ làm sao với những cảm xúc uất ức ở bên trong của mình. Tất cả sẽ tích tụ thành "bom" và "phát nổ" một ngày nào đó.

Đến với gia đình chị Nguyễn Thị Thu Hà, sự nghiêm khắc của người mẹ đã biến một cô bé còn học Tiểu học trở nên lỳ lợm, không nghe lời và đã từng bỏ nhà ra đi. Thậm chí, Hà Anh từng tự quay một đoạn clip ngắn nói về cuộc sống bí bách của em trong ngôi nhà của chính mình. Cô bé cho rằng mẹ không phải là mẹ ruột của mình, mẹ quá nghiêm khắc và thích kiểm soát người khác….

Có thể nói, những nhân vật tham gia chương trình chính là những người bố, người mẹ can đảm và dũng cảm nhất. Bởi sau tất cả, họ chấp nhận công khai tất cả những câu chuyện, những tình huống chân thật diễn ra hàng ngày trong đời sống gia đình mình, kể cả những khúc mắc giữa cha mẹ và con cái, dù biết rằng việc gặp những ý kiến trái chiều từ dư luận là điều không thể tránh khỏi. Tất cả là vì mong muốn có được một con đường mới, con đường với những định hướng và phương pháp đúng đắn trong việc nuôi dạy và mang đến niềm vui sống thực sự cho đứa con của mình và chính bản thân.

Cha mẹ thay đổi: Hãy để những đứa trẻ được hạnh phúc - Ảnh 5.

au khi nghiên cứu về các vấn đề của gia đình Việt Nam hiện nay, ê-kíp sản xuất chương trình Cha mẹ thay đổi nhận thấy nhiều bố mẹ vẫn đang sử dụng hình thức giáo dục con khá hà khắc. Bản thân họ vẫn tin rằng đó là cách giúp những đứa trẻ có thể phát triển tốt nhất để không sa đà vào các tệ nạn xã hội cũng như đảm bảo cho việc có một tương lai ổn định, hạnh phúc sau này. Thế nhưng khoa học đã chứng minh điều ngược lại, nếu như trẻ nhỏ phải chịu những tổn thương về mặt thể chất cũng như tinh thần về lâu dài thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức cũng như quá trình phát triển của bản thân.

Cha mẹ thay đổi: Hãy để những đứa trẻ được hạnh phúc - Ảnh 7.

Dựa trên những kiến thức trên cùng với động lực mạnh mẽ từ thành công của dự án đầu tiên Thầy cô chúng ta đã thay đổi, ê-kíp sản xuất chương trình của VTV7 đã tâm huyết ươm mầm những hạt giống hạnh phúc tiếp theo với Cha mẹ thay đổi. Với 5 tập phim tài liệu thực tế mang tên gọi lần lượt là: Âm thanh của những bản nhạc buồn, Nhà là nơi trái tim thuộc về, Cây gậy và củ cà rốt, Những cảm xúc ẩn chứa và Ước muốn của mẹ và con, VTV7 mong muốn mang đến những phương pháp giáo dục con mới mẻ và đúng đắn, giúp các bậc cha mẹ có thể gỡ bỏ dần những cách giáo dục cũ kĩ và chỉ dựa trên kinh nghiệm từ đó có kĩ năng yêu thương con đúng cách và nuôi dạy con tốt hơn.

Chia sẻ về quá trình thực hiện series phim, nhà sản xuất Việt Nga chia sẻ:

Cha mẹ thay đổi: Hãy để những đứa trẻ được hạnh phúc - Ảnh 8.

Thế nhưng, sau cùng những người thực hiện đã thực sự cảm phục các bậc phụ huynh tham gia chương trình. Họ quyết tâm tham gia, quyết tâm đối diện với những thử thách để có thể tìm ra con đường đúng đắn dù không hề dễ dàng. Họ phải tự đối mặt với chính mình, học cách gạt bỏ cái cũ và đón nhận cái mới, nhiều khi có cả những nghi ngờ và hoang mang trong quá trình thực hiện nhưng những người cha người mẹ đó không từ bỏ.

Cha mẹ thay đổi: Hãy để những đứa trẻ được hạnh phúc - Ảnh 9.
Cha mẹ thay đổi: Hãy để những đứa trẻ được hạnh phúc - Ảnh 10.

au thành công của chương trình Thầy cô chúng ta đã thay đổi, ê-kíp sản xuất của VTV7 đã mạnh dạn thực hiện series phim Cha mẹ thay đổi và kêu gọi các bậc phụ huynh đăng ký tham gia.

"Lúc đầu chúng tôi nhận được hơn 300 đơn đăng ký tham gia cùng những câu chuyện vô cùng xúc động về hoàn cảnh gia đình của họ. Thậm chí có những phụ huynh thừa nhận tham gia chương trình vì con của họ yêu cầu cha mẹ phải đăng ký tham gia, phải thay đổi", nhà báo Nhật Hoa kể lại.

"Trong 300 đơn đăng ký tham gia, chúng tôi bắt đầu phỏng vấn qua điện thoại và email. Cuối cùng có 24 gia đình đã đồng ý cho chúng tôi đến gặp trực tiếp và sau đó chúng tôi chọn ra 8 gia đình tiêu biểu để thông qua câu chuyện của họ khán giả có thể nhìn thấy mình ở trong đó".

Khi được hỏi về động lực khiến các bậc phụ huynh sẵn sàng "vạch áo cho người xem lưng", chấp nhận tham gia chương trình Cha mẹ thay đổi, nhà báo Nhật Hoa cho biết:

Cha mẹ thay đổi: Hãy để những đứa trẻ được hạnh phúc - Ảnh 12.
Cha mẹ thay đổi: Hãy để những đứa trẻ được hạnh phúc - Ảnh 13.

hực hiện một chương trình truyền hình thực tế tại trường học, lớp học đã từng là một thử thách với tất cả các thành viên trong ekip, nay không gian tác nghiệp lại là gia đình - nơi mà mức độ tế nhị và riêng tư được đẩy lên cao hơn đã gây ra một số khó khăn bước đầu hay sự bối rối về mặt cảm xúc của những nhân vật chính trong câu chuyện là điều không thể tránh khỏi. Thế nhưng, 5 đạo diễn của 5 tập phim cùng toàn thể đội ngũ những người thực hiện Cha mẹ thay đổi đã vượt qua tất cả, dành trọn tâm huyết, sự quyết tâm và chỉn chu cho tác phẩm của mình đến những ngày cuối cùng. Từ đây, họ cũng học được những kiến thức mới để thay đổi trong chính ngôi nhà của mình.

Với ban cố vấn là những gương mặt tên tuổi và giàu kinh nghiệm, chuyên môn trong việc giáo dục và tư vấn cảm xúc như GS.Peck Cho, GS.Choi Sung Aie - hai vị giáo sư đầy tâm huyết và tài năng đến từ Hàn Quốc, PGS.TS Trần Thị Lệ Thu, PGS.TS Lê Văn Hảo đến từ các cơ quan giáo dục uy tín hàng đầu Việt Nam, Cha mẹ thay đổi đã mang lại cho các bố mẹ tham gia chương trình nhiều bài học và phương pháp bổ ích, đúng đắn.

Cha mẹ thay đổi: Hãy để những đứa trẻ được hạnh phúc - Ảnh 15.

Nhà báo Nhật Hoa, Giám đốc Trung tâm sản xuất các chương trình giáo dục, chia sẻ thêm về dự án: "Những nhà sản xuất, đạo diễn trong ekip sản xuất series này của VTV7 đã thực hiện dự án trong hơn 1 năm với rất nhiều tâm huyết và cảm xúc của những người trong cuộc vì hầu hết chúng tôi đều đã làm cha mẹ".

"Chứng kiến tổn thương của những đứa trẻ được hình thành do quá trình nuôi dạy chưa đúng cách của cha mẹ mình và chứng kiến những cha mẹ sẵn sẵn sàng bước vào hành trình thay đổi bản thân, sửa chữa lỗi lầm trong quá khứ để mang tới cuộc sống hạnh phúc cho con cái, cho gia đình và chính bản thân mình. Chúng tôi thực sự rất xúc động và học được rất nhiều điều để áp dụng trong gia đình mình. Mong các vị phụ huynh khác cũng sẽ có được những trải nghiệm này khi theo dõi toàn bộ 5 tập phim Cha mẹ thay đổi. Chúng tôi cũng muốn nói lời cảm ơn những vị phụ huynh can đảm đã tham gia và chia sẻ với chúng tôi về câu chuyện của gia đình họ".

Theo GS Peck Cho, có một nghiên cứu rất lớn mới công bố gần đây có tên là "Những trải nghiệm tổn thương thời thơ ấu", cho biết khi những đứa trẻ có trải nghiệm tổn thương thời thơ ấu, không phải 1, 2 lần mà nhiều lần, thì nó khiến cho bộ não của trẻ không hoạt động một cách bình thường nữa và tăng tỷ lệ tự tử trong tương lai. Vậy để trở thành người cha mẹ tốt, bạn cần những phương pháp gì?

Những đứa trẻ được sống trong môi trường có kết nối và hỗ trợ về cảm xúc sẽ có thành tích học tập và tạo dựng mối quan hệ tốt hơn. Hai điều đó sẽ làm nên thành công cho trẻ trong trường học, và đó cũng là tiền đề cho trẻ thành công trong cuộc sống.

Cha mẹ thay đổi: Hãy để những đứa trẻ được hạnh phúc - Ảnh 16.
Thanh Huyền, Thanh Thủy
Minh Thu
X

ĐANG PHÁT

Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước