VTV.vn - Bốn chàng trai Nguyên Vũ, Đình Tùng, Anh Đức và Nguyên Sơn đã trải qua hành trình dài không hề dễ dàng để ghi tên mình vào Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 22.
Chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2022: 4 nhà leo núi chuẩn bị gì trước giờ “cân não”? - Ảnh 1.
Chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2022: 4 nhà leo núi chuẩn bị gì trước giờ “cân não”? - Ảnh 2.
Chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2022: 4 nhà leo núi chuẩn bị gì trước giờ “cân não”? - Ảnh 3.

Đặng Lê Nguyên Vũ đã có hành trình xuất sắc để giành vòng nguyệt quế ở cuộc thi Quý I, trở thành người đầu tiên mang cầu truyền hình Đường lên đỉnh Olympia về tỉnh Thái Bình. Nhìn lại hành trình ấy, Nguyên Vũ nhớ cả khoảnh khắc bùng nổ ở trận thi Quý lẫn những niềm tiếc nuối khó thể quên.

“Khoảnh khắc bùng nổ nhất của em là phần thi Tăng tốc của trận Quý, khi em giành điểm số tối đa 160” – Nguyên Vũ tâm sự - “Em tiếc nhất là khi trả lời sai Chướng ngại vật ở trận thi đấu Tuần. Đến bây giờ em vẫn khá hối hận về quyết định đó, mong rằng em sẽ đủ bình tĩnh để không lặp lại sai lầm trong trận Chung kết tới”.

Chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2022: 4 nhà leo núi chuẩn bị gì trước giờ “cân não”? - Ảnh 4.

Với Nguyên Vũ, có mặt ở trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia là điều ước mà phải nỗ lực rất nhiều để đạt được. Đây cũng là dấu ấn quan trọng trong cuộc đời của cậu học sinh đến từ Thái Bình.

“Cầu truyền hình và ngôi vô địch không chỉ là mong ước của riêng em, mà còn là của rất nhiều bạn thí sinh khác khi tham gia chương trình. Và tại thời điểm em hoàn thành được một nửa đầu tiên của mục tiêu đó tại trận Quý, em cảm thấy hạnh phúc và tự hào, đến mức nói lạc cả giọng khi được phỏng vấn sau trận” – Nguyên Vũ nói tiếp – “Thầy cô và những người bạn của em đã dành cho em rất nhiều sự động viên, khích lệ, hỗ trợ và quan tâm trong suốt quá trình em tham gia Olympia và em cảm thấy rất biết ơn vì điều đó”

Chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2022: 4 nhà leo núi chuẩn bị gì trước giờ “cân não”? - Ảnh 5.

“Em không có một bí quyết nào quá đặc biệt, chỉ là nên học trong tâm thế thoải mái nhất thôi”, Đặng Lê Nguyên Vũ vui vẻ nói.

Là học sinh giỏi nhiều năm liền, bảng thành tích của Đặng Lê Nguyên Vũ đến thời điểm này là điều mà nhiều bạn học trò mong mỏi. Nguyên Vũ cho biết, bản thân rất tự tin vào khả năng học Toán nhưng những môn khoa học xã hội lại ít nhiều gây khó khăn cho nhà leo núi. “Em đã cố gắng khắc phục những điểm yếu của mình trong thời gian vừa qua, mong rằng điều này sẽ mang lại hiệu quả ở trận chung kết năm”, Nguyên Vũ cho biết.

Khi được hỏi về hướng đi trong tương lai, Nguyên Vũ đã đề cập tới lĩnh vực công nghệ thông tin. Chia sẻ về dự định du học, nam sinh Thái Bình cho biết sẽ căn cứ vào kết quả ở trận Chung kết và một số điều khác để đưa ra quyết định trong thời gian tới.

Chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2022: 4 nhà leo núi chuẩn bị gì trước giờ “cân não”? - Ảnh 6.
Chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2022: 4 nhà leo núi chuẩn bị gì trước giờ “cân não”? - Ảnh 7.

Là thí sinh thứ hai được gọi tên vào Chung kết, Đình Tùng cho rằng mình có lợi thế về thời gian để nghỉ ngơi sau cuộc thi Quý cũng như để chuẩn bị kiến thức. Tuy vậy, nam sinh Hải Phòng cũng nhấn mạnh, yếu tố quan trọng hơn cả vẫn là sự quyết tâm và kế hoạch của bản thân.

“Em tập trung hoàn thiện các mảng kiến thức theo lĩnh vực và thông tin thời sự cập nhật cũng như các kỹ năng. Trải qua khoảng 6 tháng, em nghĩ mình đã hoàn thiện được hơn 90% mục tiêu của mình và chỉ còn ôn tập những kiến thức nhất định trong những ngày cuối cùng để đảm bảo mình không bị quên” - Đình Tùng chia sẻ.

Về tinh thần thi đấu, cậu học sinh chuyên Toán khá tự tin về sự bình tĩnh của mình, nhất là khi tinh thần đã được rèn luyện từ 3 cuộc thi Olympia trước. Ngoài ra, sự tự tin ấy còn có được từ khi học cấp 2, Tùng đã hăng hái tham gia các hoạt động ngoại khóa, dẫn chương trình, biểu diễn trước đám đông… Dù vậy Đình Tùng cho rằng mình cũng như những thí sinh Olympia khác khó tránh khỏi đôi lúc bị áp lực, căng thẳng.

Chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2022: 4 nhà leo núi chuẩn bị gì trước giờ “cân não”? - Ảnh 8.

“Ở các cuộc thi trước, có những lúc em bị các bạn bám rất sát nhưng em không nghĩ đến việc đó mà cứ làm tiếp thôi thì đôi khi như vậy đã là thành công rồi. Mình cứ nghĩ nhiều quá đến chiến thắng ngay từ lúc đầu thì rất dễ khiến mình bị hoảng trong những lúc bị bám sát và có thể mình sẽ không làm tốt” - Đình Tùng bộc bạch - “Cách đây khoảng 2 tháng, quyết tâm chiến thắng có bùng lên trong em, nhưng sau đó, em đã làm dịu nó xuống, không nghĩ đến nữa để có tâm lý thoải mái nhất”.

Dù là học sinh chuyên Toán nhưng Vũ Bùi Đình Tùng học khá đều tất cả các môn học. Bí quyết đơn giản của chàng trai là tìm ra điểm thú vị của mỗi môn. “Đam mê của em không chỉ dừng lại ở việc học các môn, mà là tìm hiểu các lĩnh vực đó, cảm thấy kiến thức đó gần gũi, hữu dụng và phục vụ cho tương lai của mình” – Tùng nói. 

 Trong cuộc sống thường ngày, mẹ luôn là người chia sẻ, đồng hành với Tùng. “Trước đây, mẹ em từng công tác trong ngành giáo dục, dù đã chuyển chuyên môn nhưng tư tưởng của một nhà giáo vẫn hằn sâu trong mẹ. Ngay từ nhỏ, em đã ảnh hưởng rất nhiều từ mẹ” - Đình Tùng bộc bạch - “Mẹ luôn là người không đặt bất kỳ một áp lực nào dành cho em. Điều gì mẹ cảm thấy khó khăn thì mẹ sẽ không bao giờ đặt lên em. Khi em đi thi, mẹ cũng chỉ động viên, không bao giờ nói con phải chiến thắng”.

Chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2022: 4 nhà leo núi chuẩn bị gì trước giờ “cân não”? - Ảnh 9.

Là học sinh mang cầu truyền hình Chung kết Đường lên đỉnh Olympia về Hải Phòng sau 11 năm và về trường THPT chuyên Trần Phú sau 14 năm, Đình Tùng không chỉ cảm thấy vui mừng và tự hào, mà điều đó còn thúc đẩy em cố gắng hơn nữa trong cuộc thi Olympia cũng như trong tương lai. Đình Tùng hy vọng sẽ có thể mang đến một hình ảnh thật đẹp về thành phố Hải Phòng của mình đến với khán giả cả nước.

Chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2022: 4 nhà leo núi chuẩn bị gì trước giờ “cân não”? - Ảnh 10.
Chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2022: 4 nhà leo núi chuẩn bị gì trước giờ “cân não”? - Ảnh 11.

Có mặt trong trận Chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2022, Bùi Anh Đức được biết đến là một học sinh vượt khó học giỏi. Bố mẹ mắc bệnh hiểm nghèo, gia đình khó khăn nhưng Bùi Anh Đức luôn vươn lên trong học tập và cuộc sống.

Trong những năm ngồi trên ghế nhà trường, em đã giành rất nhiều giải thưởng. Với Anh Đức, Đường lên đỉnh Olympia và chiếc vòng nguyệt quế là giấc mơ của em từ thời thơ ấu. “Đường lên đỉnh Olympia là giấc mơ của em từ lớp 1 và em mong muốn được một ngày đứng trên sân khấu Olympia. Ở đây, em đã có những kỷ niệm rất đặc biệt, được gặp gỡ, giao lưu và kết bạn với những bạn cùng giấc mơ với mình. Khi kết thúc cuộc thi này, điều em nhớ đến nhất là những kỉ niệm, những khoảnh khắc mà em đã trải qua suốt một mùa O22 vừa qua”.

Anh Đức đã trở thành người đầu tiên mang cầu truyền hình Đường lên đỉnh Olympia đến tỉnh Sơn La. “Em cảm thấy rất vui vì đã mang cầu truyền hình về cho trường Chuyên Sơn La và tự hào là một người con của Sơn La. Khi em lọt vào trận chung kết năm, bạn bè và thầy cô đều chia sẻ niềm vui với em, đồng thời hỗ trợ và giúp đỡ em trong quá trình ôn luyện chuẩn bị cho trận đấu này”, Anh Đức chia sẻ.

Chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2022: 4 nhà leo núi chuẩn bị gì trước giờ “cân não”? - Ảnh 12.

Để chuẩn bị cho trận chung kết, ngoài ôn tập, bổ sung kiến thức, Bùi Anh Đức cho biết đã xem rất nhiều tin tức thời sự để cập nhật thông tin. Bên cạnh đó, Anh Đức còn xem lại cuộc thi Quý của các nhà leo núi góp mặt trong trận chung kết để có chiến thuật tốt nhất trong trận chung kết năm.

“Thực ra, em không có bí quyết học nào cả, em nghĩ thứ chính yếu trong quá trình học tập của em là sự quyết tâm và cố gắng, vượt qua mọi khó khăn, nhờ vậy em mới đạt được những thành tích”, Anh Đức tâm sự.

Chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2022: 4 nhà leo núi chuẩn bị gì trước giờ “cân não”? - Ảnh 13.
Chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2022: 4 nhà leo núi chuẩn bị gì trước giờ “cân não”? - Ảnh 14.

Là thí sinh cuối cùng ghi tên mình vào trận Chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia với thành tích nhất Quý IV, Vũ Nguyên Sơn không cảm thấy bất lợi khi thời gian chuẩn bị cho trận Chung kết khá gấp gáp. Ngược lại, sự hào hứng trong nam sinh Hà Nội vẫn còn vẹn nguyên từ cuộc thi Tháng, thi Quý gần đây. 

Cũng như các thí sinh Olympia khác, Nguyên Sơn tìm hiểu kiến thức trải rộng từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội. Trong đó, hóa học và lịch sử là hai lĩnh vực mà Sơn coi là khó hơn nên được tập trung tìm hiểu nhiều hơn. Cậu học sinh chuyên Nga có cách thu nạp và ôn luyện khá đặc biệt. “Ngoài đọc tin tức thời sự qua báo chí, sau giờ học ở trường, em dành nhiều thời gian hơn để đi thăm các điểm di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng ở xung quanh để có thể thu thập thêm những kiến thức thực tiễn” - Nguyên Sơn tiết lộ.

Vũ Nguyên Sơn khẳng định điều tự tin nhất của bản thân chính là mỗi trận đấu đều chơi hết mình, không bao giờ để cho bản thân phải nuối tiếc điều gì sau mỗi trận thi. Đó cũng chính là mục tiêu của Sơn trong trận Chung kết năm.

Chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2022: 4 nhà leo núi chuẩn bị gì trước giờ “cân não”? - Ảnh 15.

Là thí sinh thứ 5 của trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam vào Chung kết Đường lên đỉnh Olympia, Vũ Nguyên Sơn không khỏi tự hào: “Lần gần nhất cầu truyền hình về với Ams là 5 năm trước. Năm nay cầu truyền hình một lần nữa về với Ams cũng như Ams một lần nữa xuất hiện trên sóng truyền hình trực tiếp, đó là niềm tự hào rất lớn trong em”.

Sau cuộc thi Quý vừa phát sóng ngày 25/9/2022, Nguyên Sơn nhận được rất nhiều lời chúc mừng từ thầy cô, bạn bè – những người luôn sát cánh khích lệ mà không bao giờ đặt áp lực. Trong cuộc sống thường ngày, bố mẹ vẫn luôn là người chia sẻ nhiều nhất với Sơn. Nam sinh Hà Nội bật mí, bố mẹ đã sưu tầm cho em một số tài liệu giá trị mà em chưa biết đến, giúp con trai bổ sung thêm nhiều kiến thức. Tuy nhiên đến những ngày gần trận thi cuối này, bố mẹ luôn động viên và cố gắng tạo cho con trai một sự thoải mái nhất về tinh thần.

Với chiến thắng ở cuộc thi Quý IV nhờ câu hỏi phụ, Vũ Nguyên Sơn khẳng định: “Trong bất cứ cuộc thi nào, kiến thức đóng vai trò quan trọng nhưng yếu tố may mắn cũng quan trọng không kém. Vì thế, em rất biết ơn chiến thắng của mình và cũng rất tiếc cho bạn Quốc Khánh, Gia Kiệt, vì hai bạn đã cống hiến cho tất cả mọi người trận thi Quý rất hay. Trận Chung kết sắp tới, em sẽ chơi hết mình để không phụ sự tin tưởng của hai bạn Kiệt và Khánh”.

Chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2022: 4 nhà leo núi chuẩn bị gì trước giờ “cân não”? - Ảnh 16.

Thí sinh của điểm cầu Hà Nội cũng tiết lộ nét riêng của mình ở khả năng suy luận nhanh trong phần thi Vượt chướng ngại vật. “Mặc dù chúng ta chắc chắn không thể đoán trước được rằng cuộc thi Chung kết sẽ như nào, nhưng em sẽ cố gắng thể hiện được khả năng của mình” – Nguyên Sơn chia sẻ.

* Ngày 30/9, tại trường quay của Đài THVN, Ban tổ chức cuộc thi đã tiến hành bốc thăm vị trí xuất phát cho 4 thí sinh tại trận Chung kết. Theo đó, Vũ Bùi Đình Tùng - THPT chuyên Trần Phú (Hải Phòng) sẽ đứng vị trí số 1, Vũ Nguyên Sơn - THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam xuất hiện ở vị trí số 2, đứng số 3 là Đặng Lê Nguyên Vũ - THPT Bắc Duyên Hà (Thái Bình) và vị trí thứ 4 là Bùi Anh Đức - THTP chuyên Sơn La (Sơn La).

Chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2022: 4 nhà leo núi chuẩn bị gì trước giờ “cân não”? - Ảnh 17.

Đinh Hương, Thanh Huyền
Minh Thu

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

X

ĐANG PHÁT

Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước