VTV.vn - VTV Đặc biệt “Mảnh ký ức” ghi lại hành trình đặc biệt của những cựu chiến binh Mỹ khi trở lại Việt Nam và cùng người dân Việt Nam tìm kiếm hài cốt liệt sỹ.
Nhà báo Hoàng Linh: VTV đặc biệt “Mảnh ký ức” là thách thức lớn nhất trong nghề từ trước đến nay - Ảnh 1.

Nhà báo Hoàng Linh: VTV đặc biệt “Mảnh ký ức” là thách thức lớn nhất trong nghề từ trước đến nay - Ảnh 3.
Nhà báo Hoàng Linh: VTV đặc biệt “Mảnh ký ức” là thách thức lớn nhất trong nghề từ trước đến nay - Ảnh 4.

Quay trở lại thời điểm cách đây 6 năm, tôi đã có ý tưởng thực hiện một bộ phim liên quan đến việc tìm mộ liệt sĩ thông qua những thông tin được cung cấp từ những cựu chiến binh Mỹ. Tôi biết đến anh Nguyễn Xuân Thắng qua sự việc ở sân bay Biên Hòa có một hố chôn tập thể đã được khai quật theo thông tin từ một cựu chiến binh Mỹ. Anh Nguyễn Xuân Thắng là một kiến trúc sư tại TP. Hồ Chí Minh, cũng là một chuyên gia cực kỳ am hiểu và rất đam mê về không ảnh bản đồ. Anh Thắng có một trang cá nhân đăng những bức ảnh, những nguồn tư liệu khổng lồ về chiến tranh mà mình từng tập hợp được. 

Cũng từ trang web đó, ông Bob Connor – một cựu chiến binh Mỹ đã thấy bức ảnh của sân bay Biên Hòa và có để lại bình luận về vị trí ngôi mộ tập thể ở cuối đường băng phía bên phải. Từ thông tin đó, anh Thắng kết nối với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai và mời ông Bob Connor về sân bay Biên Hòa để cùng xác định lại vị trí và tìm ra phần mộ ấy. Khi chứng kiến câu chuyện đó, tôi thấy mình phải thực hiện đề tài này.

Nhà báo Hoàng Linh: VTV đặc biệt “Mảnh ký ức” là thách thức lớn nhất trong nghề từ trước đến nay - Ảnh 5.

- Những nhân vật chính trong câu chuyện của tôi là những cựu chiến binh Mỹ, họ ở bên kia chưa thể sắp xếp về Việt Nam và tôi cũng chưa có cơ hội sang để gặp. Sau đó là khoảng thời gian ngưng trệ vì dịch bệnh COVID-19 hoành hành. Sau sự việc ở sân bay Biên Hòa, Đồng Nai, tôi vẫn giữ liên lạc với anh Thắng. Vào đầu năm 2022, tôi nhận được thông tin từ anh Thắng, báo có một vị trí tại đồi Xuân Sơn, nghi ngờ có hố chôn tập thể liệt sĩ tại đó. Ngay lập tức tôi đã vào trong Bình Định để cùng tham gia hành trình tìm kiếm này.

Nhà báo Hoàng Linh: VTV đặc biệt “Mảnh ký ức” là thách thức lớn nhất trong nghề từ trước đến nay - Ảnh 7.

Để có được thông tin về hố chôn tập thể tại đồi Xuân Sơn, Bình Định cũng là một chặng đường dài. Vào năm 2017, cựu chiến binh Đặng Hà Thụy có biết đến kiến trúc sư Nguyễn Xuân Thắng khi ông Thắng đọc được bài viết của ông Spencer Matteson – cựu chiến binh Mỹ nói về trận địa Xuân Sơn, Bình Định và gửi cho ông Thụy. Ông Thụy đã kết nối, gửi thông tin, mong các cựu chiến binh Mỹ có thể chỉ giúp những hố chôn tập thể được chôn lấp trên các chiến trường Bình Định. Trong số đó có cựu chiến binh Bob March. Ông Bob March không chiến đấu trong trận chiến đó nhưng đã tập hợp được một số cựu chiến binh Mỹ và kết nối thông tin để tìm ra được ngôi mộ.

Khi vào đến nơi, tôi cùng mọi người tham gia vào quá trình tìm kiếm. Tôi cũng kết nối ngay với ông Bob March và 4-5 cựu chiến binh Mỹ nữa, tất cả cùng nhau tham gia vào cuộc tìm kiếm này. Họ cũng thức trắng nhiều đêm với đội tìm kiếm để tìm ra mộ. Trước khi diễn ra lễ truy điệu, tôi đã mời ông Bob March sang Việt Nam dự nhưng cuối cùng mọi việc cũng không thành. Sau đó, tôi có ghi nhận thêm những câu chuyện của các thân nhân liệt sỹ tại Bình Định và mọi thứ vẫn tắc ở đấy. Bộ Chỉ huy quân sự Bình Định vẫn tiếp tục mở rộng tìm kiếm, đào thêm rất nhiều nhưng vẫn không tìm kiếm được ngôi mộ nào khác.

Nhà báo Hoàng Linh: VTV đặc biệt “Mảnh ký ức” là thách thức lớn nhất trong nghề từ trước đến nay - Ảnh 8.
Nhà báo Hoàng Linh: VTV đặc biệt “Mảnh ký ức” là thách thức lớn nhất trong nghề từ trước đến nay - Ảnh 9.
Nhà báo Hoàng Linh: VTV đặc biệt “Mảnh ký ức” là thách thức lớn nhất trong nghề từ trước đến nay - Ảnh 10.

Qua những lần trao đổi với ông Bob March, tôi nhận ra ngoài ông Bob March còn rất nhiều cựu chiến binh Mỹ khác mong muốn tìm thấy được hài cốt các liệt sỹ Việt Nam. Lúc đó tôi nghĩ khi đã tham gia thì mình không chỉ dừng lại ở vai trò phóng viên, ghi lại tất cả những gì đang diễn ra nữa mà mình cũng cần phải đóng góp vào công cuộc tìm kiếm này. Bởi có đi tìm mộ cùng mọi người, tôi mới thấy được đây là công việc cực kỳ khó khăn và vất vả. Việc tìm mộ chỉ cần lệch đi khoảng mấy cm thôi, không xuống sâu cm thôi là không thể tìm thấy. Lúc đó tôi nghĩ muốn tìm được thêm các ngôi mộ khác thì cần phải mời những cựu chiến binh Mỹ sang Việt Nam. 

Dù việc cựu binh Mỹ trở về Việt Nam cũng đã nhiều nhưng việc họ quay trở về Việt Nam để giúp đỡ bộ đội Việt Nam tìm nơi chôn cất liệt sỹ thì thực sự chưa có hình ảnh nào và mọi người cũng chưa bao giờ biết cụ thể về những câu chuyện đằng sau đấy. Cuối cùng, tôi cũng đưa được các cựu chiến binh Mỹ về Việt Nam để giúp Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Định xác định thêm các vị trí mộ khác và thực hiện được bộ phim này.

Nhà báo Hoàng Linh: VTV đặc biệt “Mảnh ký ức” là thách thức lớn nhất trong nghề từ trước đến nay - Ảnh 11.

- Lúc vào đó, tôi chỉ mới thực hiện được phóng sự "Nỗi đau day dứt hơn nửa thế kỷ", vì chưa có đủ dữ liệu nhưng tôi nghĩ mình chắc chắn sẽ phải làm một cái gì đấy lớn hơn. Thứ nhất vì câu chuyện này tôi đi theo từ đầu. Thứ hai là tôi nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ các cựu chiến binh Mỹ, Việt Nam, anh Nguyễn Xuân Thắng và Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Định. Họ tận tình giúp đỡ, chia sẻ rất nhiều dữ liệu. 

Thêm vào đó, sau khi đưa được các cựu chiến binh Mỹ về Việt Nam, họ cũng đã mời tôi qua Mỹ. Lúc ấy, tôi có thực hiện một đoạn phim ngắn kể về câu chuyện này với nhiều cựu chiến binh Mỹ khác. Họ đã khóc rất nhiều. Tôi nghĩ chỉ mới có một vài hình ảnh thôi đã khiến họ xúc động, ấn tượng như vậy thì tôi càng có quyết tâm phải thực hiện được một bộ phim thật hay để phần nào thay đổi suy nghĩ, nhận thức của họ. Bởi những ký ức, nỗi đau mà họ chôn giấu suốt nhiều năm giờ lại trở nên có ích với chúng ta.

Những chất liệu tôi có trong tay thực sự là một nguồn tư liệu đồ sộ, câu chuyện của các nhân vật cũng mang đến những cảm xúc rất mạnh, có rất nhiều chi tiết mà mình cũng không thể tưởng tượng nổi. Ở trong chiến tranh đã có những cái khốc liệt diễn ra như thế. Và lúc đầu tiếp cận ấy tôi phải thú thật là tôi bị ngợp vì có quá nhiều thứ mình không hiểu, không biết. Tôi không hiểu nhiều thứ, về chiến thuật của bộ đội Việt Nam, về trận địa pháo, về việc nhìn bản đồ xác định bờ mương, bờ hào… 

Đó toàn là những thứ rất mới đối với tôi, nhưng  sau cả quá trình tiếp nhận thì tôi dần có hiểu biết nhất định về trận đánh này và thấy được đây là vấn đề xứng đáng để nói. Đó cũng là thách thức lớn nhất của tôi trong nghề báo từ trước đến nay.

Nhà báo Hoàng Linh: VTV đặc biệt “Mảnh ký ức” là thách thức lớn nhất trong nghề từ trước đến nay - Ảnh 13.

- Lần đầu tiên khán giả sẽ được nghe những câu chuyện vô cùng chân thực và sống động, có những chi tiết rất mạnh, những hình ảnh chiến tranh lần đầu tiên được công bố và khán giả sẽ được sống cùng với các nhân vật. Bộ phim cũng sẽ cho thấy cả một hành trình dài, với những khớp nối kỳ lạ từ những mảnh ký ức thất lạc, rời rạc với nhau. Lần đầu tiên người ta sẽ nhìn thấy sự kết nối là như thế nào và khó khăn của việc kể cả kết nối như thế nhưng đến cùng chỉ cần thiếu đúng một mắt xích thôi là chắc chắn sẽ không tìm ra. 

Nội dung chính bộ phim sẽ xoáy sâu vào cả một hành trình từ khi có những thông tin đầu tiên cho đến khi tìm được ngôi mộ chôn tập thể. Và bộ phim có một phần rất quan trọng là chúng tôi sẽ tái hiện lại trận đánh ở đồi Xuân Sơn.

Nhà báo Hoàng Linh: VTV đặc biệt “Mảnh ký ức” là thách thức lớn nhất trong nghề từ trước đến nay - Ảnh 15.

- Chúng tôi thấy cần phải tái hiện lại trận đánh này bởi có trận đánh đấy thì mọi người mới hiểu được vì sao những cựu chiến binh Mỹ lại bị tổn thương đến như thế và vì sao bộ đội Việt Nam mình lại hy sinh nhiều như vậy. Trận đánh này cũng có rất nhiều tư liệu lịch sử để lại, nhân chứng hai bên vẫn còn đầy đủ nên chúng tôi đã quyết định dựng lại. Đây cũng là cơ hội để chúng tôi cho khán giả nhìn thấy rõ một trận đánh diễn ra như thế nào, chi tiết ra làm sao. Địa điểm thực hiện bối cảnh là trường Trường Sĩ Quan Pháo Binh, nơi vẫn còn hai loại pháo dùng ở trận địa năm xưa là pháo 105 ly và pháo 155 ly.  Ê-kíp của chúng tôi lên đến gần 100 người, quay liên tục 2 ngày 1 đêm với quy mô sản xuất chưa bao giờ lớn như thế ở Ban Truyền hình đối ngoại. Chúng tôi thiết kế trận địa, đào hố, dựng cảnh để tạo ra một chiến trường thực sự.

Ê-kíp thực sự đã rất vất vả để hoàn thiện được tất cả cảnh quay. Tất cả những chi tiết chúng tôi đã tham khảo lại với các nhân vật nên rất tự tin là nó sát với quá khứ và khán giả chắc chắn sẽ rất mãn nhãn bởi những chi tiết này nó hiện ra vô cùng sống động trước mắt.

Nhà báo Hoàng Linh: VTV đặc biệt “Mảnh ký ức” là thách thức lớn nhất trong nghề từ trước đến nay - Ảnh 16.
Nhà báo Hoàng Linh: VTV đặc biệt “Mảnh ký ức” là thách thức lớn nhất trong nghề từ trước đến nay - Ảnh 17.

- Nỗi đau của những cựu chiến binh Mỹ ngoài việc nhìn thấy đồng đội của mình mất đi thì còn một nỗi đau nữa là họ không biết mình chiến đấu vì cái gì. Lúc ấy, họ là những thanh niên rất trẻ, chỉ 18-20 tuổi, nhìn thấy bạn mình nổ tung trước mắt như thế thì làm sao không thể không ám ảnh cả đời. Khi về nước, họ lại thêm nỗi đau nữa khi bị coi là những kẻ thất bại. Chính vì thế họ luôn chôn giấu tất cả trong quá khứ. Họ không bao giờ kể cho ai, kể cả người thân trong gia đình. Họ chỉ muốn quên đi tất cả. Bây giờ mình muốn khơi lại điều đấy không phải để cho họ đau thêm lần nữa mà để họ đối mặt được với những nỗi đau đấy, rút được những mảnh ký ức găm vào trong đầu để giúp đỡ Việt Nam. Đó cũng là điều giúp họ hàn gắn, chữa lành vết thương của mình.

Nhà báo Hoàng Linh: VTV đặc biệt “Mảnh ký ức” là thách thức lớn nhất trong nghề từ trước đến nay - Ảnh 18.
Nhà báo Hoàng Linh: VTV đặc biệt “Mảnh ký ức” là thách thức lớn nhất trong nghề từ trước đến nay - Ảnh 19.

- Như tôi đã nói, họ rất muốn chôn giấu những ký ức năm xưa. Mình phải tìm cách để gợi mở cho họ, để họ có thể chia sẻ nỗi đau, suy nghĩ trong bộ phim này. Tôi phải xây dựng lòng tin với với họ. Sau khi giải thích cho họ mục đích, ý nghĩa khi thực hiện bộ phim này, thì họ đã rất nhiệt tình và giúp đỡ một cách tối đa. Để đưa được các cựu chiến binh Mỹ về đến Việt Nam cũng là cả một câu chuyện dài, khó khăn và phức tạp sau đó. Nhưng khi về được đến Xuân Sơn, được tham gia tìm kiếm, họ đã thấy được những nỗ lực của chúng ta và sự giúp đỡ của họ được chúng ta vô cùng trân trọng.

Trước khi về Việt Nam, đã có nhiều người lo sợ bởi từ sau cuộc chiến đó, họ chưa bao giờ quay lại. Họ lo lắng, thậm chí là rất sợ hãi khi nghĩ đến việc đối diện với các thân nhân liệt sỹ nhưng cuối cùng họ cũng vượt qua được và rất may mắn tôi đã ghi lại được toàn bộ quá trình chuyển biến cảm xúc của họ. Giây phúc xúc động nhất là khi mà họ đến chỗ khai quật mộ, họ đã khóc và thắp hương cho những liệt sỹ của chúng ta. Những gì diễn ra trong quá khứ bỗng dưng dội về và họ cảm nhận được nỗi đau mà người dân Việt Nam chịu đựng là quá lớn. Họ đồng cảm với nỗi đau đó và cố gắng làm hết sức có thể. Họ cũng bị áp lực là bởi người Việt Nam đã tin mình, đã đưa mình về, đang trông chờ mà không tìm ra được thì cũng sẽ gây thất vọng.

Nhà báo Hoàng Linh: VTV đặc biệt “Mảnh ký ức” là thách thức lớn nhất trong nghề từ trước đến nay - Ảnh 21.

- Áp lực với thách thức như tôi đã nói là mình có trong tay quá nhiều chất liệu tốt, làm thế nào để làm cho tốt nhất. Tôi cảm thấy nếu mình không làm được đúng trách nhiệm của mình thì sẽ có lỗi. Áp lực thứ hai nữa là tôi phải làm sao thể hiện được một cách chân thực nhất. Bộ phim này tôi cũng dự định sẽ mang sang Mỹ để trình chiếu, chính vì vậy, phim phải làm sao để người Mỹ phải thấy được thông điệp của mình ở trong đấy và họ thức tỉnh.

Áp lực về mặt thời gian cũng là một phần vì những cựu chiến binh Mỹ đã già, họ không còn nhiều thời gian nữa thì mình phải làm càng nhanh càng tốt. Để sau đó, họ lên tiếng và chia sẻ nhiều hơn. Tôi cũng cảm giác mình giống như một chiếc cầu nối, hiểu được bên phía Mỹ họ mong muốn gì và bên Việt Nam cần những gì. Tôi muốn làm sao càng kết nối được càng nhiều mảnh ký ức lại càng tốt. 

Nhà báo Hoàng Linh: VTV đặc biệt “Mảnh ký ức” là thách thức lớn nhất trong nghề từ trước đến nay - Ảnh 22.

- Trong phim cũng sẽ có những chi tiết ám ảnh và người ta sẽ sốc với những chi tiết như thế. Nhưng cảm giác cuối cùng khi xem bộ phim này thì tôi nghĩ là một  điều tích cực. Với cựu chiến binh Mỹ, họ đối diện được với nỗi đau, biến nỗi đau đó thành những hành động cụ thể  thì nỗi đau đó sẽ chuyển hóa thành niềm hạnh phúc. Vì nên những cựu chiến binh Mỹ lúc đầu trong phim sẽ rất căng thẳng, nhưng đến cuối phim họ đã tìm được sự thanh thản.

Sau khi xem phim, tôi nghĩ mọi người sẽ không cảm thấy nặng nề mà  thấy rằng cần phải hành động. 

Nhà báo Hoàng Linh: VTV đặc biệt “Mảnh ký ức” là thách thức lớn nhất trong nghề từ trước đến nay - Ảnh 23.

- Điều này chắc chắn là có. Đấy cũng là mục đích cuối cùng của tôi khi thực hiện bộ phim này, để hai bên hàn gắn và hiểu nhau hơn, thông cảm nỗi đau cho nhau và cùng nhau làm nên một thứ lớn lao hơn.

Nhà báo Hoàng Linh: VTV đặc biệt “Mảnh ký ức” là thách thức lớn nhất trong nghề từ trước đến nay - Ảnh 24.

- Đầu tiên là tôi ngạc nhiên bởi một trận đánh điển hình như ở Xuân Sơn, Bình Định, có rất nhiều thông tin liên quan mà vị trí khu mộ đó mãi không thể tìm ra. Đó là một sự đau xót vô cùng. Rồi khi đào thấy mộ, nhìn thấy những di vật còn sót lại và đau thương làm sao khi các liệt sỹ đã suốt bao nhiêu năm nằm đó mà không một ai biết. Rồi tôi cũng biết ơn những cựu chiến binh Mỹ đã vượt đường xá xa xôi, quay trở lại nơi đây để đồng hành, giúp đỡ mình.

Khi quay xong, nhìn lại tất cả những gì mình ghi lại được, tôi quyết tâm phải tái hiện được một cách chân thực nhất. Bộ phim của tôi cũng không có lời bình, mà chỉ có lời kể của những nhân vật. Tôi thấy hài lòng và thỏa mãn với những gì mình mong muốn thực hiện.

Nhà báo Hoàng Linh: VTV đặc biệt “Mảnh ký ức” là thách thức lớn nhất trong nghề từ trước đến nay - Ảnh 25.
Nhà báo Hoàng Linh: VTV đặc biệt “Mảnh ký ức” là thách thức lớn nhất trong nghề từ trước đến nay - Ảnh 26.

- Có nhận thức thì người ta mới đi đến hành động. Câu chuyện trong phim không chỉ tác động đơn thuần về mặt cảm xúc khi xem mà sau đó sẽ có một đường dài xa hơn, tác động đến các cựu chiến binh Mỹ và cả người Mỹ nữa. Họ biết mình cần phải chia sẻ thông tin để bên phía mình biết được và cả bên Việt Nam cũng cần phải xem để thấy được rằng muốn tìm được mộ phần của các liệt sĩ thì mình phải kết hợp những nguồn thông tin từ hai phía, cùng nhau cùng chung tay mới tìm ra được. Thời gian bây giờ không còn nhiều nữa. Các nhân chứng phần nhiều đã mất hết, những người còn lại cũng đã tuổi cao sức yếu. Những ký ức còn lại cũng là những mảnh nhỏ rời rạc, cần phải xâu chuỗi, kết nối lại.

"Mảnh ký ức" là hình tượng để nói về những đau thương của cả hai bên. Ở Mỹ thì bây giờ là lúc là để những kí ức được ghép lại với nhau. Việc tìm kiếm hài cốt quân nhân của hai bên cũng sẽ mở rộng ra. Phía Mỹ cũng sẽ có những công nghệ về mặt tìm kiếm,  hiện đại hơn để giúp chúng ta. Tôi cũng hy vọng bộ phim này sẽ mở ra nhiều cơ hội khác nữa để tìm kiếm. Chiến tranh cũng đã lùi xa mấy chục năm và bây giờ về quan hệ Việt Nam với Mỹ rất phát triển. Đây cũng có thể là một phần rất quan trọng để thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa các thế hệ với nhau.

Nhà báo Hoàng Linh: VTV đặc biệt “Mảnh ký ức” là thách thức lớn nhất trong nghề từ trước đến nay - Ảnh 27.

VTV Đặc biệt "Mảnh ký ức" do Ban truyền hình Đối ngoại (VTV4) thực hiện sẽ được phát sóng vào 20h40 ngày hôm nay (23/7) trên kênh VTV1.

Mời quý khán giả đón xem!

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

X

ĐANG PHÁT

Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước