VTV.vn - Bộ phim tài liệu có tên gọi “Còn mãi nhịp đập trái tim” là câu chuyện kể về những số phận con người vô tình có sự kết nối đầy kỳ lạ với nhau.


ó là người vợ có quyết định khó khăn nhưng đầy dứt khoát hiến tạng của chồng sau khi anh đột ngột qua đời. Là cô bé 10 tuổi mắc bệnh tim hiểm nghèo chỉ còn một cách duy nhất sống sót nhờ vào việc ghép tim. Rồi điều kỳ diệu đã xảy ra sau cuộc phẫu thuật dài hơn 7 tiếng, trái tim của người đàn ông 37 tuổi đã đập trong lồng ngực bé nhỏ của em. Và còn một người đàn ông khác, có cơ hội may mắn được nhận trái tim từ một người cách xa mình gần 700km để rồi bỗng một ngày có những thói quen chưa bao giờ có nhưng lại giống y hệt với người đã hiến cho mình.

Những câu chuyện đó được đưa vào "Còn mãi nhịp đập trái tim", không chỉ để đi tìm sự đồng cảm của xã hội, của khán giả với gia đình của những người đã hiến tim mà ê-kíp thực hiện còn giúp khán giả biết được thay đổi kỳ lạ của những người đã được ghép tim thành công tại Việt Nam – một trong những điều mà gần như chưa có bộ phim nào đã từng đề cập đến.

VTV Đặc biệt tháng 9 – Còn mãi nhịp đập trái tim: Sự kết nối kỳ lạ từ trái tim được đập tiếp trong cơ thể mới - Ảnh 2.
VTV Đặc biệt tháng 9 – Còn mãi nhịp đập trái tim: Sự kết nối kỳ lạ từ trái tim được đập tiếp trong cơ thể mới - Ảnh 3.
VTV Đặc biệt tháng 9 – Còn mãi nhịp đập trái tim: Sự kết nối kỳ lạ từ trái tim được đập tiếp trong cơ thể mới - Ảnh 4.


à Văn Sảng, bố của Ngọc Chi là nhân viên công ty điện lực Văn Lãng, đảm nhận việc trực sự cố điện. Mẹ Chi - chị Nguyễn Thị Hường, là nhân viên tạp vụ tại Ủy ban nhân dân huyện Văn Lãng. Trước Chi, anh Sảng và chị Hường còn có với nhau một cậu con trai tên là Hà Xuân Mạnh. Thế nhưng, vào tháng 3/2019, anh trai của Ngọc Chi qua đời vì bệnh suy tim. Gia đình vốn đã khó khăn lại chồng chất những nỗi nhọc nhằn, lo lắng nuôi con mắc bệnh hiểm nghèo. Hoàn cảnh gia đình Chi ở thời điểm đó không cho phép bố mẹ em và cả em có niềm hy vọng lớn lao là sẽ được phẫu thuật. Bên cạnh khoản chi phí cho một ca ghép tim là rất lớn thì cơ hội nhận được một trái tim phù hợp còn mong manh hơn thế rất nhiều. Nhưng thật kỳ diệu khi phép màu đó đã xảy ra. Trái tim từ một người đàn ông 37 tuổi gặp tai nạn giao thông được gia đình tình nguyện hiến đã vô tình có những chỉ số trùng khớp với bé Chi. Ca phẫu thuật ghép tim ngay sau đó được tiến hành. Sau cuộc phẫu thuật, trái tim ấy đã tiếp tục đập lại trong lồng ngực của bé Chi.

Nhận được trái tim mới, cô bé 10 tuổi phục hồi tốt và bắt đầu lại một cuộc sống bình thường giống như bao bạn bè khác cùng trang lứa. Nhưng cũng sau cuộc phẫu thuật đó, bố mẹ nhận ra rằng Chi dường như có vẻ suy tư hơn, có nét gì đó già dặn, chín chắn hơn giống như những người trưởng thành. Chính mẹ Chi cũng thừa nhận cô con gái nhỏ của mình đã thay đổi nhiều trong tính cách, từ việc xử sự, nói năng đều giống như người lớn. Ước mơ của cô bé sau này sẽ làm bác sỹ để cứu được những người bị bệnh tim giống mình. 10 tuổi, ở độ tuổi các bạn bè khác chỉ nghĩ đến việc học, việc chơi thì Chi đã muốn xây cho bố mẹ ngôi nhà mới, để bố mẹ không còn khổ, không phải lo cho mình nữa.

Theo luật pháp quy định, việc lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác do Quốc Hội ban hành vào năm 2006, điều 4 đã quy định phải giữ bí mật về các thông tin có liên quan đến người hiến, người được ghép, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Chính vì vậy, trước và sau ca ghép tim, anh Sảng và chị Hường không được biết bất kỳ thông tin nào về người hiến tim cho Hà Ngọc Chi. Với mong mỏi được gặp lại gia đình của người đã mang lại cuộc sống thứ 2 cho Chi, anh Sảng và chị Hường, đã chủ động tìm kiếm thông tin qua những bài báo tôn vinh người đã hiến tạng. Tại Việt Nam, cháu Chi là trường hợp bệnh nhân nhỏ tuổi thứ 2 được ghép tim thành công. Vì vậy, việc tìm kiếm thông tin của gia đình người hiến tim cho Chi cũng gặp nhiều thuận lợi.

Không chỉ nhận thấy sự khác lạ từ con gái sau cuộc phẫu thuật tim, chị Hường – mẹ Chi còn mơ thấy giấc mơ lạ, khi có người đàn ông trách mình sao chưa về gặp gia đình anh và thắp hương cho anh. Người đàn ông đó chính là người đã hiến tặng tim cho con gái chị. Giấc mơ kỳ lạ của chị Hường sau này đã dẫn đến một cuộc hội ngộ đầy xúc động giữa những con người vốn xa lạ, chưa từng quen biết nhau.

VTV Đặc biệt tháng 9 – Còn mãi nhịp đập trái tim: Sự kết nối kỳ lạ từ trái tim được đập tiếp trong cơ thể mới - Ảnh 7.
VTV Đặc biệt tháng 9 – Còn mãi nhịp đập trái tim: Sự kết nối kỳ lạ từ trái tim được đập tiếp trong cơ thể mới - Ảnh 8.

hị Nguyễn Thị Giang ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang rơi nước mắt khi nhắc lại những kỷ niệm về người chồng quá cố. Anh Ngọ Văn Soái, chồng của chị không may qua đời sau một vụ tai nạn giao thông. Chị kể, trước đó không lâu, hai anh chị chuẩn bị kỷ niệm 10 năm ngày cưới. Cả hai vợ chồng mong muốn có bộ ảnh chụp kỷ niệm dịp đặc biệt đó nhưng không có điều kiện nên anh chị tự an ủi, động viên nhau, đợi đến dịp 15 năm sẽ thực hiện. Thế nhưng, anh đột ngột ra đi, để lại chị với gánh nặng mưu sinh trên vai cùng 3 đứa con nhỏ thơ dại cùng mẹ già đã ở tuổi gần đất xa trời. Bức ảnh kỷ niệm của chung cả gia đình như anh chị từng hứa sẽ chụp với nhau mãi mãi không bao giờ thực hiện được nữa. Chị Nguyễn Thị Giang giờ đây chỉ có thể kể về chồng mình cho các con nghe qua những bức hình kỷ niệm.

Khi anh trong tình trạng chết não, chị Giang đã được các bác sỹ của bệnh viện Việt Đức tư vấn hiến tạng của chồng. Thế nhưng, chị đã không đồng ý việc mổ xẻ khi người chồng đã mất. Nhưng rồi chị suy nghĩ lại và đồng ý hiến tạng của anh cho các bệnh nhân mang bệnh hiểm nghèo khác để họ có cơ hội sống tiếp. "Chồng mình mất đi, nhưng sẽ cứu được nhiều người khác" - Đó là điều duy nhất chị nghĩ đến khi đặt bút ký đồng ý hiến tạng của chồng.

VTV Đặc biệt tháng 9 – Còn mãi nhịp đập trái tim: Sự kết nối kỳ lạ từ trái tim được đập tiếp trong cơ thể mới - Ảnh 10.

Tưởng chừng như đưa ra quyết định hiến tạng của chồng cứu người sẽ giúp chị cảm thấy thanh thản và nhẹ nhàng hơn, nhưng mẹ con chị Nguyễn Thị Giang đã gặp phải những áp lực không nhỏ từ những người xung quanh. Mặc dù đó là một quyết định đúng đắn và nhân văn, nhưng đổi lại chị Giang cùng người thân lại phải chịu những lời lẽ như cứa vào tim từ những người hàng xóm trong làng. Bà con thôn xóm bàn tán cho rằng gia đình anh bán tạng của anh Soái để nhận tiền. Nghe những lời đau đớn ấy, chị Giang chỉ biết gạt nước mắt nuốt nỗi đau vào trong, cố gắng mạnh mẽ để nuôi các con ăn học và chăm mẹ già tuổi cao sức yếu.

Nhờ giấc mơ báo mộng của anh Soái với chị Hường và sau khi tìm hiểu thông tin, gia đình chị Hường – anh Sảng đã tìm đến nhà của chị Giang – anh Soái. Lần đầu tiên, chị Giang được thấy bé Chi – người đang mang trong mình trái tim của chồng vẫn đang đập đều từng nhịp. Lần đầu tiên gặp nhau, xen lẫn giữa những câu chuyện là giọt nước mắt, tiếng khóc nấc, đôi khi không thể nói thành lời. Chi mới 10 tuổi như em chưa thể cảm nhận được hết. Thế nhưng, mọi thứ đã thay đổi ngay khi Thanh Mai, con gái của anh Ngọ Văn Soái, tiến đến ngồi cạnh Ngọc Chi. Cô bé Chi đã khóc liên tục, không thể ngừng lại. Những ai có mặt trong buổi gặp hôm đấy không thể nào kìm nén được sự xúc động khi thấy chị Giang áp tai mình vào ngực bé Chi để nghe những nhịp đập từ trái tim của chồng.

VTV Đặc biệt tháng 9 – Còn mãi nhịp đập trái tim: Sự kết nối kỳ lạ từ trái tim được đập tiếp trong cơ thể mới - Ảnh 12.
VTV Đặc biệt tháng 9 – Còn mãi nhịp đập trái tim: Sự kết nối kỳ lạ từ trái tim được đập tiếp trong cơ thể mới - Ảnh 13.
VTV Đặc biệt tháng 9 – Còn mãi nhịp đập trái tim: Sự kết nối kỳ lạ từ trái tim được đập tiếp trong cơ thể mới - Ảnh 14.
VTV Đặc biệt tháng 9 – Còn mãi nhịp đập trái tim: Sự kết nối kỳ lạ từ trái tim được đập tiếp trong cơ thể mới - Ảnh 15.

ôi giác mạc, lá gan, phổi và 2 quả thận của anh Khiêm sau khi được gia đình đồng ý hiến tạng đã cứu được 5 người khác. Còn quả tim của anh Khiêm được các bác sỹ ghép cho một người đàn ông bị suy tim độ 4 tại thành phố Huế. Và đó không ai khác chính là ông Trần Tuấn.

Kết quả đó có được sau một ca ghép tim xuyên Việt thành công từ Hà Nội vào Thừa Thiên Huế. Sau 3 tiếng 10 phút, quả tim của anh Khiêm được vận chuyển từ bệnh viện Việt Đức vào đến bệnh viện TW Huế. Đây là ca ghép tim xuyên Việt đầu tiên được thực hiện tại đây.

Hơn ai hết, bà Nguyễn Thị Sinh, vợ ông Trần Tuấn là người cảm nhận rõ ràng nhất những thay đổi của chồng mình sau ca ghép tim. Ông Danh, anh ruột của bà Sinh, người thường xuyên gặp gỡ với ông Tuấn trước và sau khi ghép tim, cũng cảm nhận được sự thay đổi về sở thích ăn uống của ông Tuấn. Ông Tuấn nhận được trái tim từ một thanh niên trẻ. Sau một thời gian ghép tim, ông Tuấn có những sở thích, thói quen mới như thích ăn mì xào, thích trồng cây cảnh ngắm hoa lá – những điều mà trước kia ông chưa từng làm hay yêu thích. Trong những lần gặp gỡ bạn bè, ông Trần Tuấn thường chia sẻ về niềm hạnh phúc của mình, khi giờ đây ông đã có thêm người mẹ thứ 2. Đó chính là bà Đinh Thị Thông, mẹ của chàng thanh niên đã hiến tặng quả tim cho ông Trần Tuấn.

VTV Đặc biệt tháng 9 – Còn mãi nhịp đập trái tim: Sự kết nối kỳ lạ từ trái tim được đập tiếp trong cơ thể mới - Ảnh 18.

Trong suốt 30 năm làm nghề, PGS.TS Nguyễn Hữu Ước đã tham gia ghép tim cho gần 30 trường hợp. Đối với ông, dưới góc độ khoa học, những thay đổi của bệnh nhân ghép tim là điều dễ hiểu.Cho đến nay, khoa học vẫn đang chứng minh những điều kỳ diệu của quả tim. Ghép tim thành công là một giấc mơ đã trở thành hiện thực. 

Đối với những con người đã từng cận kề cái chết, quả tim trong lồng ngực giờ đây không chỉ là biểu tượng của sự hồi sinh, mà đó thực sự là một trái tim của tình thương yêu và sự sẻ chia. Hàng ngày cảm nhận những nhịp đập mạnh mẽ của quả tim trong lồng ngực, có lẽ là điều hạnh phúc nhất của những bệnh nhân đã từng được ghép tim, và cũng là niềm an ủi to lớn với người thân của người hiến tim.

VTV đặc biệt: Còn mãi nhịp đập trái tim

Chu Anh
Minh Thu

X

ĐANG PHÁT

Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước