Kèn Vuvuzela xuất xứ từ đâu?

Hương Linh-Thứ ba, ngày 22/06/2010 08:00 GMT+7

Dù bị ghét hay được yêu thích, tiếng kèn vuvuzela đã là một phần của WC năm nay. Nhưng ít ai biết được, chiếc kèn đặc trưng của Nam Phi này lại đến từ những nhà máy của Trung Quốc.

Tại miền Bắc Trung Quốc, các nhà sản xuất vẫn đang tiếp tục ráo riết cho ra đời những sản phẩm kèn vuvuzela, bất luận âm thanh của nó là niềm vui hay sự căm ghét cho các fan hâm mộ. Một thống kê cho thấy, 90% kèn vuvuzela được sử dụng tại Nam Phi xuất xứ từ Trung Quốc.

Nhà máy Ning Hi Jee ying sản xuất đồ nhựa được đặt tại thành phố cảng miền đông Ning bo là một trong những nhà máy được hưởng lợi từ việc sản xuất chiếc kèn đặc trưng của Nam Phi. Giám đốc nhà máy, ông Wu Yijun cho biết, ông đã tiếp thị sản phẩm này tới các nhà lãnh đạo Nam Phi từ rất lâu, và việc trúng thầu cung cấp kèn vuvuzela là một bước ngoặt quan trọng đối với nhà máy của ông.

“Chúng tôi đã sản xuất chiếc kèn này từ năm 2001. Dịp WC năm 2006 ở Đức, chúng tôi cũng không cố gắng chào hàng, mặc dù chúng tôi đã bán được một số loại kèn khác. Sau khi Nam Phi được tổ chức WC, chúng tôi đã rất nỗ lực để chiếc kèn vuvuzela được bán ở Nam phi”.

Bất chấp việc có nhiều ý kiến muốn cấm sử dụng kèn vuvuzela trong các trận đấu, nhưng Fifa và ban lãnh đạo Nam Phi vẫn kiên quyết bảo lưu ý kiến cho phép sử dụng, bởi cho rằng, đây là một nét văn hoá của Nam Phi. Và điều này khiến nhiều nhà máy Trung Quốc phải chaỵ hết công suất để cung cấp kèn.

“Từ tháng 1 đến tháng 4 năm nay, chúng tôi sản xuất 250 ngàn chiếc vuvuzela mỗi ngày, nhét đầy các container và xuất khẩn đến Nam Phi. Sản lượng này đã chấm dứt từ tháng tư, nhưng các đơn đặt hàng vẫn tới tấp đến. Mấy ngày vừa qua, chúng tôi sản xuất 10 ngàn chiếc kèn mỗi ngày. Và tôi dự định trong mấy ngày tới phải nâng công suất lên 25 ngàn chiếc mỗi ngày”.

Ông Wu cho biết, không chỉ có Nam Phi, chiếc kèn này còn được nhiều nước đặt hàng, nhất là những nước có đội tuyển tham gia WC.

Mỗi chiếc kèn nhựa có thiết kế khá giản đơn được bán với giá từ 20 rand (tương đương 2,6 USD) đến 60 rand (tương đương 7,8 USD). Các nhà sản xuất Trung Quốc nói rằng, họ không có lãi nhiều vì giá nhân công, vận chuyển và thuế cũng cao, nhưng lấy số lượng nhiều bù lại.

Chiếc kèn vuvuzela sẽ đi vào lịch sử các vòng chung kết bóng đá thế giới như một khía cạnh đáng nhớ của vòng chung kết bóng đá thế giới đầu tiên ở châu Phi và các nhà sản xuất Trung Quốc thì thu lời đáng kể. Họ còn tự tin nói rằng, sẽ tiếp thị sản phẩm này tới các sự kiện thể thao khác như là ASEAN Game 2010 ở Quảng Châu, giải vô địch bóng đá Anh và Olympic London năm 2012.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước