Sự khổ luyện của các VĐV Thể dục dụng cụ

Hoàng Cường (Ban Thể Thao)Cập nhật 07:02 ngày 09/03/2017

VTV.vn - Để có được thành công trong thể thao, tài năng là rất quan trọng, nhưng thứ quan trọng hơn nữa chính là sự khổ luyện. Minh chứng rõ nhất chính là ở môn thể dục dụng cụ.

Đè vai. Ép dẻo. Rút chuối... Đó là những bài tập thường ngày của các vận động viên thể dục dụng cụ.

"Hồi trước, cháu cũng khóc nhiều lắm, nhưng dần dần rồi quen" - VĐV Phạm Phước Hiếu chia sẻ

Các VĐV nữ người dẻo hơn, thì các bài tập cũng có độ khó cao hơn. Việc trường kì tập luyện khiến các em không lớn nổi. Vì thế, ít ai có thể nghĩ rằng những khuôn mặt này, thể hình này giờ đang ở tuổi 16-17.

Sự khổ luyện của các VĐV Thể dục dụng cụ - Ảnh 1.

Những gương mặt rất trẻ của các VĐV TDDC

"Môn này là môn nghệ thuật đòi hỏi phải dẻo, khéo, nên béo quá, hay cao quá khó tập, nhỏ nhỏ như thế này tập dễ hơn ạ" - VĐV Trương Khánh Vân cho biết.

Không có đồ bảo hộ, thành ra để tập những động tác khó và nguy hiểm thế này, các VĐV luôn phải tập trung cao độ. Nhưng chấn thương thì lúc nào cũng có thể xảy ra.

"Thể dục dụng cụ, 10 người thì cả 10 người đều chấn thương, nặng hay nhẹ thôi, và lúc chấn thương, mình có vượt qua được nó để thi đấu tiếp hay không" - Phạm Phước Hiếu cho biết.

Khổ luyện thành tài, câu này thật hợp với các VĐV TDDC bởi phải mất từ 6-8 năm tập luyện, các VĐV này mới có thể thi đấu được. Thời gian lâu như vậy, nhưng đã ai kiên trì theo đuổi thì luôn giữ trong mình những hoài bão lớn.

"Cháu hi vọng sẽ giành được 1 HCV tại SEA Games năm nay".

"Tuy là khổ luyện, nhưng dần dần cháu thấy thích các động tác rất hay".

Ước mơ sẽ giúp các VĐV có thêm động lực và sự khổ luyện sẽ là điểm tựa thành công trong tương lai.

Liên đoàn Triathlon Việt Nam chính thức thành lập

0 0 Xem thêm

VTV.vn - Đại hội thành lập Liên đoàn Triathlon Việt Nam (Triathlon Federation of Vietnam - VTRIF) nhiệm kỳ I (2024-2029) đã chính thức diễn ra sáng 23/4.