Hút thuốc lá - Một trong những nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

PV-Thứ sáu, ngày 26/06/2020 15:55 GMT+7

Ảnh minh họa.

VTV.vn - Hút thuốc lá có nguy cơ gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Hiện nay, người cao tuổi đang bị mắc căn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chiếm số lượng rất cao trong cộng đồng. Vậy làm thế nào để có thể giảm được số lượng người mắc bệnh này? Trong khi nguyên nhân chủ yếu được xác định là do thuốc lá.

PGS. TS. Đinh Ngọc Sỹ, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương chia sẻ trong chương trình Sống khỏe mỗi ngày, ở Việt Nam có khoảng 4,1 - 4,2 % những người trên 40 tuổi hút thuốc lá và mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Làm sao chúng ta có thể giảm được số lượng này? Đây là một vấn đề rất khó mà PGS. TS. Đinh Ngọc Sỹ cho rằng không phải chỉ có thể là làm trong 1 năm, 2 năm, 10 năm, mà cần có một giải pháp đồng bộ.

Theo ông, có các yếu tố cần phải làm để có thể giảm được số lượng người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính:

- Môi trường: Thứ nhất là môi trường sống phải sạch. Môi trường sống ô nhiễm, khói bụi thì sẽ khó tránh căn bệnh này. Thứ hai là môi trường sinh hoạt trong mỗi gia đình. Nếu gia đình sử dụng những chất đốt ra khói (rơm, rạ, củi lửa) thì nó cũng làm tăng số lượng người mắc lên. Thứ ba là môi trường làm việc. Nếu không có yếu tố cải thiện môi trường làm việc của công nhân trong môi trường, ví dụ như là trong nhà máy dệt bông sợi, hầm lò, mỏ đá.

- Hút thuốc lá: Nhiều người biết thừa tác hại của thuốc lá nhưng số người hút thuốc lá vẫn nhiều. Yếu tố này là yếu tố con người. Mỗi người phải có trách nhiệm với bản thân mình, trách nhiệm với người thân mình và trách nhiệm cộng đồng.

Nếu những giải pháp ấy được kết hợp đồng bộ trong nhiều năm tới, chúng ta hy vọng rằng số lượng người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có thể sẽ giảm.

PGS. TS. Đinh Ngọc Sỹ cho rằng, có 4 yếu tố trong 4.000 chất độc hại từ khói thuốc lá gây tác hại trực tiếp đến cơ thể.

- CO: Chất này làm cho máu giảm đi khả năng vận chuyển hồng cầu, làm chúng ta thiếu oxy.

- CO2: Khí CO2 tuy không phải là khí quá độc nhưng với nống độ lớn thì sẽ làm giảm nồng độ oxy trong không khí, gây ra các tác hại như mệt mỏi, khó thở, kích thích thần kinh, tăng nhịp tim và các rối loạn khác...

- Hắc ín (nhựa đường): Người hút thuốc lá thường bị vàng tay, chất này có nguy cơ gây nên bệnh ung thư.

- Những hạt trực tiếp tác động vào đường thở, làm chúng ta mất đi khả năng tự làm sạch đường thở của mình. Ví dụ chúng ta khạc nhiều đờm hơn. Khói thuốc lá làm cho đường thở mất đi khả năng tự bảo vệ, chúng ta dễ nhiễm khuẩn… Vòng luẩn quẩn đó khiến niêm mạc đường thờ nó hỏng, dễ nhiễm khuẩn, phổi dần mất đi khả năng trao đổi.

Cùng với bệnh phổi tắc nghẽn, thuốc lá còn làm tăng nguy cơ đột quỵ, tăng yếu tố hẹp mạch vành, hệ thần kinh…

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước