Ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam

Xuân Hòa (VTV8)-Thứ năm, ngày 09/06/2016 09:45 GMT+7

VTV.vn - Tết Đoan Ngọ là một ngày mở đầu cho một tháng nóng nhất trong một năm, tháng đó có hai tiết khí: Mang Chủng và Hạ Chí.

Tết Đoan Ngọ (Tết Đoan Dương) ngày 5/5 (Âm lịch) là ngày Tết truyền thống tại Việt Nam. Tết Đoan Ngọ tồn tại từ lâu trong văn hoá dân gian Phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hoá. Ở Việt Nam, dân gian còn gọi là Tết giết sâu bọ và có một ý nghĩa hoàn toàn khác biệt để phủ nhận quan niệm “Tết Đoan Ngọ của người Việt là Tết của người Trung Quốc" như một số người vẫn lầm tưởng.

Tết Đoan Ngọ thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm, không chỉ có riêng ở Việt Nam hay Trung Quốc mà còn ở cả Triều Tiên và Hàn Quốc. Ở Trung Quốc, Tết Đoan Ngọ là dịp để người dân tôn thờ và hoài vọng về Khuất Nguyên, một nhà văn lớn, nhà yêu nước thời nước Sở đã tự trầm mình trên sông Mịch La vào ngày mồng 5/5 Âm lịch vì không thể giúp cho Sở Hoài Vương cứu nước vào cuối thời Chiến Quốc.

Còn ở Việt Nam, chúng ta tiếp thu tết Đoan Ngọ với một tinh thần khác. Tết Đoan Ngọ là một ngày mở đầu cho một tháng nóng nhất trong một năm, tháng đó có hai tiết khí: Mang Chủng và Hạ Chí. Đối với cư dân nông nghiệp Việt Nam, trong ngày 5/5, người dân có thói quen phòng bệnh mùa Hè.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước