Xuất khẩu sầu riêng chính ngạch: Cần chuyên môn hóa các diện tích trồng sẵn có

VTV9-Thứ tư, ngày 18/07/2018 07:22 GMT+7

(Ảnh minh họa: VOV)

VTV.vn - Các nhà khoa học khuyến cáo, tỉnh Tiền Giang không nên tăng diện tích sầu riêng mà cần chuyên môn hóa các diện tích sẵn có bằng biện pháp kỹ thuật để tăng hiệu quả.

Đồng thời, tỉnh Tiền Giang cần đẩy mạnh chế biến sầu riêng thay vì chủ yếu là bán quả tươi như hiện nay.  

Tại ĐBSCL, tỉnh Tiền Giang là địa phương có diện tích trồng sầu riêng lớn nhất vùng với gần 10.000ha. Tuy nhiên, phần lớn sầu riêng của tỉnh Tiền Giang đang được xuất bán sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch, tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang, sản lượng sầu riêng của địa phương đạt khoảng 204 tấn quả vào năm 2017, tăng gần 5 lần so với 10 năm trước. Thị trường chính của sầu riêng Tiền Giang là Trung Quốc, chiếm khoảng 70% sản lượng và chủ yếu phụ thuộc vào thương lái mua tại vườn, không có hợp đồng mua bán cụ thể.

Theo định hướng phát triển ngành hàng sầu riêng trong thời gian tới, tỉnh Tiền Giang xác định, Trung Quốc vẫn là thị trường có sức tiêu thụ lớn nhưng cần nâng tỷ lệ xuất khẩu chính ngạch để giảm rủi ro. Để làm được điều này, quả sầu riêng phải đạt chuẩn GAP, trong khi hiện tại chỉ mới có 58ha đạt chuẩn này.  


Phần lớn sầu riêng của Tiền Giang tiêu thụ ở Trung Quốc Phần lớn sầu riêng của Tiền Giang tiêu thụ ở Trung Quốc

VTV.vn - Phần lớn sầu riêng của tỉnh Tiền Giang đang được xuất bán sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch, tiềm ẩn nhiều rủi ro.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước