Chuyển đổi kỹ thuật số ưu tiên mô hình đám mây lai

-Thứ ba, ngày 06/12/2016 10:09 GMT+7

- Một khảo sát vừa được Microsoft công bố hôm nay, 11/11 cho thấy 48% lãnh đạo CNTT trong khu vực đang ưu tiên mô hình đám mây lai so với chỉ sử dụng đám mây công cộng hoặc đám mây riêng cho tổ chức của họ trong tương lai…

Theo công bố từ khảo sát, có tới 39% người Việt Nam được hỏi đã bước vào hành trình đám mây lai, được dự kiến sẽ tăng lên 43% trong vòng 12 - 18 tháng tới. 37% chỉ sử dụng đám mây riêng và 24% đang thuần túy dùng đám mây công cộng. Khảo sát chỉ ra rằng người tham dự không muốn chỉ tăng cường đầu tư vào giải pháp đám mây công cộng, mà gia tăng nhu cầu về một cách tiếp cận tổng hợp hơn đó là đám mây lai.

Để xử lý các chuyển đổi kỹ thuật số, người khảo sát tại Việt Nam đang dành nhiều thời gian hơn vào việc tối ưu hóa vận hành, hơn là tiếp xúc khách hàng, trao quyền cho nhân viên hoặc cải tiến bằng các sản phẩm dịch vụ và mô hình vận hành mới.  Lãnh đạo quan tâm đến khoảng cách kỹ năng trong tổ chức, và chỉ ra 3 kỹ năng thiết yếu thuộc lĩnh vực bảo mật (67%), quản trị ứng dụng đám mây (64%) và phân tích dữ liệu (58%). hức.Bảo mật tiếp tục là mối quan tâm trong thế giới mà tội phạm mạng gia tăng mỗi ngày bởi ba lý do chính đó là: Mã độc và dữ liệu bị đánh cắp bởi tội phạm mạng; Thất thoát dữ liệu do nhân viên; Nhân viên kết nối thiết bị riêng vào mạng...

 

Các tổ chức tại CA-TBD đang sử dụng trung bình 40 sản phẩm bảo mật và con số này là 39 tại Việt Nam. Tại Việt Nam, 71% người dự khảo sát đồng ý là cần đầu tư nhiều hơn vào giải pháp và dịch vụ bảo mật CNTT, 63% đồng ý cần giảm tải độ phức tạp trong danh mục quản trị các dịch vụ và giải pháp CNTT.

Áp dụng một chiến lược đám mây lai là bước tiếp theo trong cuộc hành trình cho các tổ chức đang tìm cách khai thác đám mây hiện đại dù đang tiếp tục quản lý tài sản CNTT truyền thống. Trong số 43% các lãnh đạo CNTT ưu tiên đám mây lai, thì 8 trong số 10 nói rằng họ sẽ ưu tiên một đám mây lai tích hợp với các công cụ quản lý chung trên cả hai đám mây riêng và công cộng.

Bà Sonia Blouin, Giám đốc Trung tâm khai thác dữ liệu, Microsoft châu Á Thái Bình Dương cho biết: "Đám mây lai là tiến triển tự nhiên cho mọi tổ chức trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, bất kể quy mô, ngân sách để đạt được hoài bão kỹ thuật số của họ. Đây là hành động cân bằng khó khăn cho CNTT để quản lý cả hai nhu cầu kỹ thuật số hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. Các đám mây chứa nhiều ứng dụng mới sẽ đem lại các công cụ quản lý, các ứng dụng thông minh và phân tích tiên tiến tốt hơn để không những giảm chi phí, tăng hiệu quả mà còn để đổi mới và cho phép tiếp cận thị trường nhanh hơn. Vì vậy, không thể bỏ qua và đám mây lai cần được quản lý".

 

Bà Sonia Blouin, Giám đốc Trung tâm khai thác dữ liệu, Microsoft châu Á Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, khảo sát cũng chỉ ra rằng hầu hết các lãnh đạo CNTT ở Việt Nam mang quan điểm truyền thống về điện toán đám mây. Trong khi 87% nghĩ rằng họ thoải mái lưu trữ mọi ứng dụng kinh doanh trên các đám mây công cộng trong tương lai, thì hơn một nửa số họ đều chỉ sử dụng cho các ứng dụng cơ bản như email và ứng dụng giao tiếp khách hàng (website). Chỉ 34% người được hỏi đang sử dụng đám mây cho phát triển ứng dụng và vận hành.

Theo bà Hoàng Song Nga, Phụ trách khối C&E, Microsoft Việt Nam thì có bốn lĩnh vực mà lãnh đạo CNTT cần phải tiến bước để phát động chuyển đổi kỹ thuật số. Trước hết, họ cần phải thúc đẩy triển khai các công cụ hiện đại về quản lý tăng cường an ninh và phức tạp. Thứ hai nắm kiểm soát hạ tầng với công cụ quản lý phần mềm trải rộng từ đám mây công cộng tới tư nhân và các đám mây đa thương hiệu. Thứ ba, dịch chuyển nhanh chóng đến một đám mây tích hợp lai giúp nhận được lợi ích tốt nhất từ cả hai đám mây riêng và công cộng. Cuối cùng, cần điều chuyển khối lượng công việc phức tạp hơn vào các đám mây để đổi mới, rút ngắn thời gian tiếp cận thị trường và tối đa hóa tiềm năng mà công nghệ kỹ thuật số mới phải cung cấp.

Việc chuyển đổi sang doanh nghiệp kỹ thuật số có thể khó nghe với hầu hết các doanh nghiệp do sự tồn tại các hệ thống và quy trình phần cứng từ trước. Nhưng các lãnh đạo cần cấp bách khởi tạo cuộc hành trình kỹ thuật số này, nếu không sẽ gặp khó khăn trong tương lai. Microsoft cam kết giúp đỡ khách hàng doanh nghiệp trong hành trình kỹ thuật số, ở mọi quy mô và ngân sách.

Microsoft đã tích hợp an ninh một cách độc đáo cho mọi đám mây và hạ tầng dịch vụ lai ở mọi mức - thiết bị, ứng dụng và cơ sở hạ tầng. Cột mốc quan trọng trong cam kết của Microsoft để sẵn sàng cho chuyển đổi kỹ thuật số là ra mắt Windows Server 2016 và System Center 2016 tại Việt Nam.

Hiền Mai

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước