Cách sơ cứu khi bị bỏng lửa, nước sôi

Báo điện tử Hải Phòng, icon
03:59 ngày 18/08/2016

VTV.vn - Mọi người cần chú ý một số cách sơ cứu khi bị bỏng lửa, nước sôi đúng cách.

Chị Phạm Thị Hà, ở xã Hoa Động, huyện Thủy Nguyên hỏi: Bác sĩ cho biết cách sơ cứu khi bị bỏng lửa, nước sôi đúng cách.

Theo bác sĩ Phạm Hùng, Trung tâm bác sĩ gia đình, khi trẻ bị bỏng nước sôi, các bậc cha mẹ cần nhanh chóng để vùng bị bỏng ngâm vào chậu nước nguội sạch hoặc đưa vùng bỏng vào dưới vòi nước và xả nước cho vòi chảy nhẹ nhàng trong khoảng 15-20 phút, việc làm này sẽ giúp vết bỏng được dịu bớt đau rát, giảm sưng, giảm độ sâu của vết bỏng và làm sạch vùng bị bỏng tránh các viêm nhiễm.

* Dùng gạc vô khuẩn hoặc miếng vải sạch băng vùng bị bỏng lại, tránh bụi bẩn vào vết bỏng.

* Nếu vết bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ, thì sau một thời gian chăm sóc tại nhà, da vùng bỏng có thể tự liền lại nhưng nếu vết bỏng ở diện tích rộng, nặng hơn thì sau khi sơ cứu cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.

Khi trẻ bị bỏng lửa, việc đầu tiên là dùng nước hoặc cát, áo khoác, chăn hoặc vải bọc kín … để dập tắt lửa cháy.

* Xé bỏ phần áo quần đang cháy âm ỉ.

* Nhanh chóng để vùng bị bỏng ngâm vào chậu nước nguội sạch hoặc đưa vùng bỏng vào dưới vòi nước và xả nước cho vòi chảy nhẹ nhàng trong khoảng 15-20 phút, việc làm này sẽ giúp vết bỏng được dịu bớt đau rát, giảm sưng, giảm độ sâu của vết bỏng và làm sạch vùng bị bỏng tránh các viêm nhiễm.

* Dùng gạc vô khuẩn hoặc miếng vải sạch băng vùng bị bỏng lại, tránh bụi bẩn vào vết bỏng.

* Nếu vết bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ, thì sau một thời gian chăm sóc tại nhà da vùng bỏng có thể tự liền lại nhưng nếu vết bỏng ở diện tích rộng, nặng hơn thì sau khi sơ cứu cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.

Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.

Cùng chuyên mục