Đàm phán Nga - Ukraine chưa có đột phá, châu Âu chia rẽ về cấm vận dầu khí Nga

Ban Thời sự-Thứ ba, ngày 22/03/2022 18:54 GMT+7

Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Điện Elysee, ngày 9/12/2019, ở Paris, Pháp. (Ảnh: AP)

VTV.vn - Đây là tuyên bố mới của người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov.

Đồng thời, ông Peskov tuyên bố, hiện còn quá sớm để đề cập tới một cuộc gặp trực tiếp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky.

Các cuộc hòa đàm chưa có tiến bộ đáng kể nào. Do đó, Tổng thống hai nước chưa có thỏa thuận nào để thông qua, chỉ có thể thảo luận về cuộc gặp giữa hai Tổng thống khi hai bên đã nhất trí với các kết quả đàm phán.

Về phần mình, Tổng thống Ukraine Zelensky cho rằng, sẽ không thể đàm phán để chấm dứt chiến tranh nếu không có cuộc gặp giữa ông và Tổng thống Nga Putin. Tổng thống Ukraine sẵn sàng gặp Tổng thống Nga ngay trong những ngày tới. Ông Zelensky cũng cho biết, bất kỳ thỏa thuận nào đạt được với Nga cũng sẽ phải được người Ukraine bỏ phiếu trong trưng cầu dân ý.

Nga và Ukraine đã tổ chức 3 vòng đàm phán trực tiếp tại Belarus. Vòng đàm phán thứ tư được bắt đầu từ ngày 14/3 theo hình thức trực tuyến.

Liên quan đến xung đột Nga - Ukraine, Liên minh Châu Âu đang chia rẽ sâu sắc trong việc có nên áp đặt lệnh cấm vận dầu thô từ Nga hay không.

Đàm phán Nga - Ukraine chưa có đột phá, châu Âu chia rẽ về cấm vận dầu khí Nga - Ảnh 1.

Dầu thô từ Nga đến nhà máy lọc dầu PCK ở Schwedt, Đức. (Ảnh: AP)

Trong khi một số thành viên Đông Âu và Baltic yêu cầu phải tiến hành biện pháp này ngay lập tức, một số nước như Đức, Hà Lan, Italy lại kiên quyết phản đối do lo ngại giá dầu tiếp tục tăng.

Phát biểu tại Brussels (Bỉ), Ngoại trưởng Đức, bà Annalena Baerbock cho rằng, việc phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ Nga là một thực tế tại nhiều quốc gia châu Âu, và sự phụ thuộc này sẽ không thể lập tức chấm dứt chỉ trong thời gian ngắn.

Ngoài Đức, các nước như Italy, Hà Lan, Áo hay Slovakia cũng không ủng hộ việc cấm vận ngay lập tức nguồn cung năng lượng từ Nga.

EU đang hy vọng rằng có thể tìm được nguồn thay thế năng lượng Nga vào tháng 6. Chỉ đến khi đó, châu Âu mới có thể nghiêm túc cân nhắc về việc cấm dầu Nga.

Dự kiến, chủ đề này sẽ được tiếp tục đưa ra thảo luận tại Thượng đỉnh EU, G7 và Thượng đỉnh NATO vào ngày 24/3 với sự góp mặt của Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Trong khi đó, Moscow vào ngày 21/3 đã lên tiếng cảnh báo, giá dầu sẽ tăng vọt lên 300 USD/thùng, thậm chí 500 USD/thùng nếu phương Tây áp đặt lệnh cấm vận dầu thô từ Nga

Còn quá sớm để Tổng thống Nga và Ukraine có cuộc gặp trực tiếp Còn quá sớm để Tổng thống Nga và Ukraine có cuộc gặp trực tiếp Ukraine trưng cầu ý dân nếu nhượng bộ Nga Ukraine trưng cầu ý dân nếu nhượng bộ Nga EU chuẩn bị cho lệnh trừng phạt thứ 5 vào Nga EU chuẩn bị cho lệnh trừng phạt thứ 5 vào Nga

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước