Mỹ cam kết duy trì lệnh cấm thử vũ khí hạt nhân

Quỳnh Chi (Theo The Conversation)-Thứ sáu, ngày 17/07/2020 15:25 GMT+7

Đám mây hình nấm trong vụ thử thử vũ khí hạt nhân đầu tiên tại Khu thử nghiệm Trinity. (Ảnh: AP)

VTV.vn - Mỹ cam kết sẽ duy trì lệnh cấm thử hạt nhân đã được thực thi trong suốt nhiều thập kỷ qua.

Ngày 15/7/2020 đánh dấu 75 năm kể từ vụ nổ bom hạt nhân đầu tiên. Vụ thử bom hạt nhân Trinity được thực hiện ở sa mạc Jornada del Muerto, New Mexico. Mỹ đã thực hiện việc thử vũ khí hạt nhân trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, vào cuối thời kỳ Chiến tranh Lạnh năm 1992, Chính phủ Mỹ đã áp đặt lệnh cấm đối với việc thử nghiệm bom hạt nhân tại quốc gia này. 

Điều này đã được củng cố thêm bởi quyết định của chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton trong việc ký kết Hiệp ước Cấm thử Hạt nhân Toàn diện. Mặc dù Thượng viện Mỹ chưa bao giờ phê chuẩn hiệp ước và hiệp ước này chưa bao giờ có hiệu lực, tất cả 184 quốc gia tham gia ký lệnh cấm thử nghiệm, bao gồm cả Hoa Kỳ, đã tuân theo các quy tắc của hiệp ước.

Tuy nhiên, trong vài tuần gần đây, chính quyền và Quốc hội Mỹ đã bắt đầu tranh luận về việc có nên khởi động lại các vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân tại Mỹ hay không. Một số thành viên thuộc đảng Cộng hòa từ lâu đã bày tỏ sự lo ngại về các đầu đạn hiện có của Hoa Kỳ và tin rằng, việc thử nghiệm là biện pháp xác đáng để giải tỏa các nghi ngờ này.

Ngoài ra, Mỹ, Nga và Trung Quốc đang sản xuất các loại tên lửa hạt nhân mới hoặc các hệ thống phân phối khác để thay thế những vũ khí hạt nhân hiện có, trong đó một số loại có từ thời Chiến tranh Lạnh cũng như những loại mới hơn. Một số chính trị gia Mỹ cũng lo ngại về độ tin cậy của những vũ khí hiện đại chưa được thử nghiệm này.

Mỹ cam kết duy trì lệnh cấm thử vũ khí hạt nhân - Ảnh 1.

Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ và Liên Xô đều giảm số lượng vũ khí hạt nhân, tạo tiền đề cho lệnh cấm thử nghiệm. (Ảnh: Văn phòng Nhà Trắng)

Kể từ cuộc thử nghiệm Trinity vào tháng 7/1945, Mỹ đã kích nổ 215 đầu đạn trên mặt đất và 815 dưới lòng đất. Các vụ thử nghiệm được thực hiện để kiểm tra những vũ khí mới cũng như nhằm đảm bảo độ tin cậy của các vũ khí có từ trước. Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ đã cam kết ngừng thực hiện các vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân và một số nước thuộc Liên Hợp Quốc cũng tuân thủ Hiệp ước Cấm thử Hạt nhân Toàn diện. Mục tiêu của Hiệp ước Cấm thử Hạt nhân Toàn diện là ngăn chặn các quốc gia phát triển những vũ khí hạt nhân mới và hạn chế khả năng của các nước đã có vũ khí hạt nhân.

Cam kết duy trì lệnh cấm thử vũ khí hạt nhân được Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra vào ngày 16/7 nhân kỷ niệm 75 năm ngày Mỹ tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên trên thế giới với mật danh Trinity. Theo tuyên bố này, Tổng thống Mỹ thể hiện mong muốn theo đuổi các biện pháp kiểm soát vũ khí có sự tham dự của cả Nga và Trung Quốc. Đồng thời, ông Donald Trump thể hiện sự quyết tâm khởi đầu một kỷ nguyên kiểm soát vũ khí mới vượt ra ngoài các hiệp ước song phương trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Tuyên bố trên được đưa ra sau khi truyền thông Mỹ đưa tin, chính quyền của Tổng thống Trump đang thảo luận về khả năng tiến hành vụ thử vũ khí hạt nhân đầu tiên kể từ năm 1992, làm dấy lên lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới.

Nga - Mỹ đàm phán về kiểm soát vũ khí hạt nhân Nga - Mỹ đàm phán về kiểm soát vũ khí hạt nhân

VTV.vn - Đây được xem là hiệp ước giúp Mỹ và Nga tránh rơi vào một cuộc chạy đua vũ trang toàn diện.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước