Nga theo đuổi đề xuất an ninh với phương Tây, Mỹ nêu điều kiện giảm quy mô tập trận ở châu Âu

Quỳnh Chi (T/h)-Chủ nhật, ngày 30/01/2022 19:11 GMT+7

(Ảnh minh họa: AP)

VTV.vn - Điều Nga theo đuổi là các đề xuất an ninh, những đảm bảo từ NATO rằng khối này sẽ không tiếp tục vươn xa hơn về phía Đông tới sát biên giới với Nga.

Căng thẳng Nga - phương Tây liên quan vấn đề Ukraine hiện vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Tổng thống Nga Putin đã nhấn mạnh, Moscow không có bất cứ ý định tấn công nào nhằm vào Kiev.

Đây hiện vẫn đang là những khúc mắc chính giữa Nga với phương Tây, khi Mỹ và NATO coi nhiều đề xuất từ phía Nga là khó khả thi.

Mục tiêu chính của Nga trong vấn đề Ukraine là ngăn nước này gia nhập NATO. Đối với Nga, đây rõ ràng là sự leo thang của các mối đe dọa quân sự. Ngay từ năm 2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã không mong muốn viễn cảnh "người Nga sẽ đến Sevastopol để gặp các thủy thủ NATO". Và cuối năm 2021, người đứng đầu nước Nga tái khẳng định lập trường cứng rắn của mình khi chỉ rõ "lằn ranh đỏ" với phương Tây.

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói: "Hành động của chúng tôi sẽ không phụ thuộc vào quá trình đàm phán mà phụ thuộc vào việc đảm bảo an ninh của Nga. Chúng tôi đã nói rõ ràng rằng việc NATO tiến xa hơn về phía Đông là không thể chấp nhận được".

Đến lúc này, các thỏa thuận thỏa đáng về những vấn đề mà Nga quan tâm vẫn chưa thể đạt được. Nga sẽ không từ bỏ điều này vì đây là những lợi ích sống còn của đất nước.

Ông Sergei Lavrov, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nga, tuyên bố: "Nếu không có câu trả lời mang tính xây dựng và phương Tây tiếp tục hành động gây hấn của mình, Moscow, như Tổng thống đã nhiều lần tuyên bố, sẽ thực hiện các biện pháp trả đũa cần thiết".

Giới chức Nga từng đề cập, nếu các cuộc đàm phán thất bại, Nga sẽ thực hiện các biện pháp quân sự - kỹ thuật và thậm chí cả quân sự. Đó có thể là việc tiếp tục gây sức ép mạnh mẽ và triển khai các hệ thống vũ khí mới ở một số khu vực nhất định đến tương tác chặt chẽ hơn với đồng minh Belarus và đối tác Trung Quốc.

Nga theo đuổi đề xuất an ninh với phương Tây, Mỹ nêu điều kiện giảm quy mô tập trận ở châu Âu - Ảnh 1.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (trái) và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tại Geneve, Thụy Sĩ ngày 21/1. (Ảnh: AP)

Người Nga nhiều lần tuyên bố không muốn chiến tranh nhưng sẽ không cho phép lợi ích của mình bị bỏ qua. Điều quan trọng đối với Nga lúc này là duy trì sự ổn định của khả năng răn đe trước bất kỳ thay đổi nào có thể xảy ra đối với tình hình Ukraine.

Trong khi đó, Mỹ tuyên bố sẵn sàng giảm quy mô của một số cuộc tập trận ở châu Âu nhưng yêu cầu những hành động "có đi có lại" từ phía Nga. Đây là tuyên bố được Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra vào ngày 29/1.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby cho biết, khi bắt đầu tiến trình đối thoại với Nga, Mỹ sẵn sàng đặt ra một số điều khoản trên bàn đàm phán nếu Nga có động thái tương ứng, chẳng hạn như quyết định giảm quy mô trong một số cuộc tập trận của Mỹ ở châu Âu.

Lầu Năm Góc cũng khẳng định, Washington không khép lại cánh cửa đàm phán, nhưng tiếp tục phản đối chính sách ngăn chặn Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby cho biết, khi bắt đầu tiến trình đối thoại với Nga, Mỹ sẵn sàng đặt ra một số điều khoản trên bàn đàm phán nếu Nga có động thái tương ứng, chẳng hạn như quyết định giảm quy mô trong một số cuộc tập trận của Mỹ ở châu Âu.

Lầu Năm Góc cũng khẳng định, Washington không khép lại cánh cửa đàm phán nhưng tiếp tục phản đối chính sách ngăn chặn Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Hiện 8.500 binh lính được Bộ Quốc phòng Mỹ đang được đặt trong tình trạng khẩn cấp, có thể sẵn sàng điều đến châu Âu. Hàng triệu USD được Washington chuyển đến Ukraine để giúp nước này nâng cao hệ thống phòng thủ quân sự.

Anh chuẩn bị đề nghị Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho phép nước này triển khai binh sĩ, vũ khí, tàu chiến, máy bay quy mô lớn tại châu Âu. Đây là thông báo được Thủ tướng Anh Boris Johnson đưa ra vào ngày 29/1 trong bối cảnh xuất lo ngại rằng căng thẳng đang gia tăng tại biên giới Nga - Ukraine.

Đề nghị trên, dự kiến sẽ được chuyển tới các nhà lãnh đạo quân sự của NATO vào tuần tới. Nếu được chấp thuận, London có thể tăng gấp đôi quân số khoảng 1.150 binh sĩ hiện nay của nước này tại các nước Đông Âu.

Các loại "vũ khí phòng thủ" cũng sẽ được gửi tới Estonia.

Theo ông Boris Johnson, động thái này nhằm phát đi một thông điệp rõ ràng đến Điện Kremlin cũng như thể hiện rằng, Anh sẽ luôn sát cánh cùng các đồng minh NATO trong vấn đề Ukraine.

Căng thẳng Nga - phương Tây: Cơ hội nào cứu vãn hòa bình? Căng thẳng Nga - phương Tây: Cơ hội nào cứu vãn hòa bình? Nga cảnh báo sẽ có hành động đáp trả cần thiết với phương Tây Nga cảnh báo sẽ có hành động đáp trả cần thiết với phương Tây Nga cảnh báo phương Tây không vượt 'lằn ranh đỏ' Nga cảnh báo phương Tây không vượt "lằn ranh đỏ"

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước