Rạn san hô Great Barrier tiếp tục hứng chịu đợt tẩy trắng hàng loạt nghiêm trọng

Quỳnh Chi (Theo France24)-Thứ bảy, ngày 26/03/2022 09:23 GMT+7

Rạn san hô Great Barrier vào tháng 9/2017. (Ảnh: AP)

VTV.vn - Rạn san hô Great Barrier của Australia đang bị "tẩy trắng hàng loạt" do san hô mất màu dưới tác động của nước biển ấm hơn.

Đây là thông tin do các nhà chức trách Australia cho biết hôm 25/3.

Cơ quan quản lý rạn san hô Great Barrier cho biết, hệ thống rạn san hô lớn nhất thế giới này, trải dài hơn 2.300 km (1.400 dặm) dọc theo bờ biển phía Đông Bắc của Australia, đang bị ảnh hưởng bởi những tác động của nắng nóng.

Các cuộc khảo sát trên không cho thấy, san hô bị tẩy trắng tại nhiều vùng trên một khu vực rộng lớn của hệ thống Great Barrier, "đây là sự kiện tẩy trắng hàng loạt lần thứ tư kể từ năm 2016", Cơ quan quản lý rạn san hô Great Barrier xác nhận trong một báo cáo.

Rạn san hô Great Barrier, nơi sinh sống của khoảng 1.500 loài cá và 4.000 loại động vật thân mềm, đã phải hứng chịu ảnh hưởng của nắng nóng bất chấp tác động làm mát của hiện tượng thời tiết La Nina, hiện tượng hiện đang ảnh hưởng đến khí hậu của Australia.

Khu vực này, bao gồm khoảng 2.500 rạn san hô riêng lẻ và hơn 900 hòn đảo, bị tẩy trắng khi san hô loại bỏ tảo sống trong mô của chúng, làm chúng mất đi màu sắc rực rỡ.

Rạn san hô Great Barrier tiếp tục hứng chịu đợt tẩy trắng hàng loạt nghiêm trọng - Ảnh 1.

Rạn san hô Hardy gần quần đảo Whitsunday, Australia vào ngày 22/6/2014. (Ảnh: AP)

Cơ quan quản lý rạn san hô Great Barrier cho biết, mặc dù san hô bị tẩy trắng một cách căng thẳng hiện nay, chúng vẫn có thể phục hồi nếu điều kiện thời tiết trở nên ôn hòa hơn: "Các mô hình thời tiết trong vài tuần tới tiếp tục là yếu tố quan trọng trong việc xác định mức độ tổng thể và mức độ nghiêm trọng của việc tẩy trắng san hô trên toàn Công viên Biển," nó nói.

Báo cáo về việc tẩy trắng hàng loạt xuất hiện 4 ngày sau khi Liên Hợp Quốc cử đoàn giám sát để đánh giá liệu di sản thế giới này có được bảo vệ trước tác động của biến đổi khí hậu hay không.

Nhiệm vụ của UNESCO là đánh giá xem liệu Chính phủ Australia có đang hành động đầy đủ để giải quyết các mối đe dọa đối với rạn san hô Great Barrier, bao gồm cả biến đổi khí hậu, hay không trước khi Ủy ban Di sản Thế giới xem xét xếp rạn san hô Great Barrier vào danh sách "đang gặp nguy hiểm" vào tháng 6.

Nhà hoạt động về tác động khí hậu Martin Zavan của tổ chức Hòa bình xanh Australia cho biết: "Màu sắc rực rỡ được yêu thích của Great Barrier Reef đang được thay thế bằng san hô trắng".

Ông thúc ép Chính phủ Australia đưa đoàn công tác của Liên Hợp Quốc đến kiểm tra tại những khu vực rạn san hô bị thiệt hại hơn là các vùng san hộ đẹp như tranh vẽ chưa được chạm tới.

Ông Zavan nói: "Nếu thực sự muốn phái đoàn của Liên Hợp Quốc có được bức tranh toàn cảnh về tình trạng của rạn san hô, Chính phủ Australia phải đưa đoàn công tác tới vùng phía Bắc và khu vực trung tâm. Ở đây, san hô đang bị "nấu chín" bởi nhiệt độ cao hơn mức trung bình lên đến 4°C, điều này đặc biệt đáng báo động trong một năm có hiện tượng La Nina, nhiệt độ đại dương lạnh hơn".

Rạn san hô Great Barrier tiếp tục hứng chịu đợt tẩy trắng hàng loạt nghiêm trọng - Ảnh 2.

Hình ảnh dưới nước được chụp vào năm 2022 cho thấy, rạn san hô Great Barrier đang phải chịu áp lực về nhiệt độ tăng cao. (Ảnh: CNN)

Quyết định của Ủy ban Di sản Thế giới về việc không đưa rạn san hô Great Barrier vào danh sách "đang bị đe dọa" vào tháng 7/2021 đã khiến nhiều người ngạc nhiên, vì UNESCO đã khuyến nghị việc liệt kê này nhiều tuần trước đó.

Khi Liên Hợp Quốc trước đó đe dọa hạ cấp danh sách Di sản Thế giới của rạn san hô vào năm 2015, Australia đã lập kế hoạch "Rạn san hô 2050" và đổ hàng tỷ USD để bảo vệ Great Barrier.

Amanda McKenzie, Giám đốc điều hành của Cơ quan hành động khí hậu Australia, Hội đồng khí hậu, cho biết, các đại dương trên thế giới đã đạt nhiệt độ cao kỷ lục vào năm 2021.

Bà McKenzie nói: "Thật không may, khi tình trạng tẩy trắng ngày càng nghiêm trọng được báo cáo trên khắp rạn san hô Great Barrier, chúng ta có thể thấy những sự kiện tàn khốc này đang trở nên phổ biến hơn với tốc độ phát thải khí nhà kính liên tục cao. Để cho rạn san hô của chúng ta có cơ hội phát triển bình thường, chúng ta phải đối phó với vấn đề số một - biến đổi khí hậu. Không có số tiền tài trợ nào sẽ ngăn chặn được những sự kiện tẩy trắng trừ khi chúng ta giảm lượng khí thải trong thập kỷ này".

UNESCO xếp rạn san hô Great Barrier bị tẩy trắng vào danh sách 'đang gặp nguy hiểm'? UNESCO xếp rạn san hô Great Barrier bị tẩy trắng vào danh sách "đang gặp nguy hiểm"?

VTV.vn - Đây là thông tin do Cơ quan quản lý rạn san hô Great Barrier của Australia đưa ra.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước