Chuyên mục

Các đại lý du lịch trực tuyến xoay sở sau dịch

VTV Digital - 23/10/2020 - 15:54 - Tiêu dùng

VTV.vn - Sau hai đợt cao điểm dịch COVID-19, tỷ lệ khách huỷ phòng khách sạn, homestay đến 90% khiến các doanh nghiệp du lịch rơi vào cảnh lao đao.

Trong bối cảnh Việt Nam đang kiểm soát tốt dịch COVID-19, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã phát động chương trình kích cầu du lịch những tháng cuối năm 2020 với chủ đề “Du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn”. Đây được coi là bước đi kịp thời, đúng hướng giúp ngành du lịch tăng trưởng trở lại.

Khảo sát của Hội đồng tư vấn du lịch (TAB) với 1.000 người, hơn 41% sẵn sàng đi du lịch từ tháng 9 – 11, hơn 20% muốn đi du lịch vào tháng 12 và 12% có kế hoạch đi du lịch vào dịp Tết Âm lịch và chỉ có 8% cho rằng sẽ đi muộn hơn vào các tháng sau.

Khảo sát của Hội đồng tư vấn du lịch cũng cho thấy có tới 60% người được hỏi quan tâm đến vấn đề an toàn, hiện nay du khách có xu hướng tự lên kế hoạch cho chuyến đi của mình thay vì thông qua các công ty du lịch truyền thống, việc đặt phòng, vé máy bay, tour địa phương đều thông qua các đại lý du lịch trực tuyến (hay còn gọi là OTA).

Dịch COVID-19 đã thay đổi nhu cầu của du khách, dẫn đến nhiều thay đổi về hành vi du lịch. Du khách đặc biệt quan tâm đến an toàn tại điểm đến, chuyến đi ngắn không quá 5 ngày, chi phí cũng được thắt chặt hơn trước. Đây cũng điểm ưu thế của các OTA. 

Các đại lý du lịch trực tuyến xoay sở sau dịch - Ảnh 1.

Xu hướng du lịch tự túc ngày càng trở nên phổ biến.

Theo Outbox Consulting, xu hướng du lịch tự túc ngày càng trở nên phổ biến trong cộng đồng khách Việt, đặc biệt là với các chuyến đi nội địa. Do đó, để tiếp cận được phân khúc khách hàng này, đẩy mạnh áp dụng công nghệ trong việc bán sản phẩm là cần thiết cho các OTA.

Theo trang Gotadi, chỉ có 7% khách hàng là có thể hoàn toàn tự tin đặt vé trực tuyến, phần lớn còn lại vẫn phải nhờ người khác hỗ trợ. Do đó, để cạnh tranh được trên thị trường, OTA này đã xoay chuyển để mở rộng mạng lưới khách hàng. Từ chỗ chỉ phát triển lượng khách hàng tự đặt chỗ trực tuyến, nay đầu tư thêm cho mạng lưới đại lý cá nhân.

Giới chuyên gia nhận định, đa số các OTA trong nước hiện nay vẫn chưa có lãi sau nhiều năm tham gia thị trường. Tuy nhiên, việc tận dụng thời điểm này để tiếp tục đầu tư, cải tiến về công nghệ không chỉ tiếp cận được nhiều khách hàng hơn mà còn giúp thị phần OTA nội tăng sức cạnh tranh với các thương hiệu ngoại.

Hãy cùng đón xem bản tin Tiêu dùng 24h phát sóng vào 10h hàng ngày trên VTV1.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và  VTVGo!

VTV Digital

Cùng chuyên mục

XEM

Hoá đơn tiền điện tại Hà Nội tăng vọt do đâu?

VTV.vn - Theo Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội, việc tăng giá điện là do đang thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ, chuyển từ đầu tháng sang cuối tháng.

"Trạm tái sinh Aquafina" biến chai nhựa trở nên có ích hơn

VTV.vn - Dự án công nghệ "Trạm tái sinh Aquafina" được ra đời với mục tiêu biến những chai nhựa đã qua sử dụng trở nên có ích hơn với cuộc sống.