VTV.vn - Từ khi dịch bệnh COVID-19 bắt đầu cũng là lúc các phóng viên y tế “quay cuồng” trong công việc, làm sao cập nhật thông tin nhanh nhất, chính xác nhất...

Phóng viên VTV và những ngày lăn xả ở các “điểm nóng” dịch COVID-19 - Ảnh 1.
Phóng viên VTV và những ngày lăn xả ở các “điểm nóng” dịch COVID-19 - Ảnh 2.

ù muốn hẹn gặp chị Kim Xuân - một trong số ít phóng viên đến Vân Đồn, Quảng Ninh đã tham gia đưa tin cuộc đón 30 công dân Việt Nam từ tâm dịch Vũ Hán trở về nước, nhưng chị không còn chút thời gian trống cho tôi. May mắn "bắt cóc" được chị ít phút trước giờ chị cùng ê-kíp tiếp tục lên đường tác nghiệp.

Mở đầu cuộc trò chuyện, nhắc tới khoảnh khắc nhìn thấy đồng bào mình từ tâm dịch Vũ Hán trở về, đặt chân xuống sân bay Vân Đồn, hai khóe mắt phóng viên Kim Xuân bỗng đỏ hoe. Chị không thể gọi tên cảm xúc của mình lúc ấy chính xác là gì? Chỉ biết rằng đó là sự vui mừng xen lẫn nghẹn ngào. Đó là giây phút chị nghĩ rằng sự quan tâm và nỗ lực của Chính phủ và cả nước với 30 công dân là hoàn toàn đáng giá. Sự cố gắng nhỏ bé của những phóng viên như chị trong việc đưa tin từ đầu mùa dịch đến giờ là đáng giá…

"Chiều thứ 7, tôi nhận được điện thoại của lãnh đạo Ban Thời sự yêu cầu ngày mai đi Vân Đồn. Ngay sau đó, tôi đã gọi điện cho quay phim và thông báo cho gia đình" - chị Xuân nhớ lại. Cuộc điện thoại đó không hề gây bất ngờ cho chị Xuân cũng như các đồng nghiệp, bởi với họ - những phóng viên ở Ban Thời sự, Đài THVN, việc nhận nhiệm vụ lên đường tác nghiệp hay thậm chí đi đến những điểm nóng lúc nào cũng được "cài đặt" ở chế độ sẵn sàng.

Phóng viên VTV và những ngày lăn xả ở các “điểm nóng” dịch COVID-19 - Ảnh 4.

Không nhiều phóng viên được đi tác nghiệp lần này, vì lý do phòng tránh lây nhiễm. Bởi thế, những phóng viên như chị Kim Xuân càng cảm thấy cần có trọng trách lớn hơn trong việc truyền thông, chuyển tải những thông tin nhanh nhất, chính thống đến mọi người.

Chị Xuân cho biết, Bộ Y tế đã tập huấn và tổ chức diễn tập khi máy bay xuống, mọi người sẽ phải làm như thế nào? Ví dụ ở khâu làm thủ tục nhập cảnh, thay vì đi vào phía trong, một bàn nhập cảnh được kê ra bên ngoài. Vì thế, khi triển khai thực tế, mọi khâu được thực hiện cẩn thận, nhanh chóng và an toàn.

Hơn 5h sáng ngày 10/2, máy bay đón 30 công dân Việt Nam từ Vũ Hán sẽ hạ cánh thì 4h30, các phóng viên được phép đi vào khu vực đón các công dân trở về. Với những phóng viên tác nghiệp, trước đó, họ đã được các nhân viên y tế ở Sở Y tế Quảng Ninh và Giám đốc Bệnh viện dã chiến số 2 hướng dẫn, trang bị các biện pháp phòng hộ nghiêm ngặt . Các phóng viên quay phim còn phải lưu ý trang bị đồ phòng hộ cho máy quay, mic phỏng vấn… Ngay cả sau khi tác nghiệp xong, máy móc, thiết bị mang theo đều được xịt sát khuẩn bằng dung dịch dành riêng cho đồ điện tử; xe ô tô, chân máy quay… cũng được xử lý khử khuẩn cẩn thận.

Trong chuyến tác nghiệp của mình, chị Xuân có phỏng vấn một bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới – một trong những người cùng đoàn sang Vũ Hàn đón 30 công dân. Vị bác sĩ này đã rất xúc động khi sang đến nơi, nhìn thấy bà con đã đứng chờ đợi sẵn dù trời lạnh 3 độ C. Anh cảm nhận được sự mong ngóng về nước của mọi người lớn tới nhường nào.

Phóng viên VTV và những ngày lăn xả ở các “điểm nóng” dịch COVID-19 - Ảnh 5.

Tất cả khoảnh khắc đó, những câu chuyện đó, những gương mặt trở về hạnh phúc đó… đã khiến một phóng viên như chị Kim Xuân cảm thấy may mắn hơn là lo lắng như ban đầu, may mắn vì có cơ hội tác nghiệp để đưa đến cho khán giả cả nước những hình ảnh ý nghĩa nhất.

Phóng viên VTV và những ngày lăn xả ở các “điểm nóng” dịch COVID-19 - Ảnh 6.
Phóng viên VTV và những ngày lăn xả ở các “điểm nóng” dịch COVID-19 - Ảnh 7.

rong khi các phóng viên tỏa đi nhiều địa phương trên cả nước thì tại thủ đô Hà Nội, một "điểm nóng" khác cũng được phóng viên VTV cập nhật thường xuyên, nơi đây được người dân cả nước quan tâm không kém trong dịch COVID-19, đó là Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, tuyến đầu tiếp nhận và điều trị các bệnh nhân nhiễm virus Corona chủng mới.

Báo điện tử VTV News đã có cuộc trò chuyện với phóng viên Nguyệt Ánh – Ban Thời sự, Đài THVN, người đã có nhiều ngày "tác chiến" tại đây, để hiểu thêm về công việc của không chỉ các bác sĩ, mà còn về cả quá trình tác nghiệp của các phóng viên, biên tập viên. Cuộc gặp diễn ra nhanh chóng bởi chị và các đồng nghiệp đang gấp rút hoàn thiện việc cập nhật thông tin mới nhất cho bản tin Thời sự.

"Nói tới guồng làm việc của những người làm thời sự thì mọi người đều bận cả. Trong đợt dịch lần này, mọi người đều rất vất vả, chúng tôi hoạt động theo nhóm chứ không riêng rẽ cá nhân nào vất vả hơn", nhà báo Nguyệt Ánh chia sẻ về công việc của mình.

Tác nghiệp tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, phóng viên Nguyệt Ánh đã có thời gian tiếp xúc trực tiếp với các bác sĩ, y tá và điều dưỡng ở "điểm nóng" này. Chính vì vậy, điều chị chia sẻ ấn tượng nhất cũng là dành cho những con người đang ngày đêm chống lại dịch bệnh.

Phóng viên VTV và những ngày lăn xả ở các “điểm nóng” dịch COVID-19 - Ảnh 9.

Theo chia sẻ của các bác sĩ ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, có những bạn điều dưỡng ở quê bị hàng xóm biết làm ở viện thì mang vôi bột rắc ở cửa, có bạn thì thuê nhà trọ ở ngoại ven Hà Nội nhưng bị tạo sức ép để rời khỏi đó vì chủ nhà biết họ làm việc ở bệnh viện, nên cuối cùng họ đành phải ở lại bệnh viện… Mọi người xung quanh nhìn họ nhiều khi giống như một nguồn lây", nhà báo Nguyệt Ánh kể tiếp.

"Ngay ở trong môi trường sống hàng ngày của tôi cũng thi thoảng có người đùa rằng phải tránh xa những người đi tác nghiệp ở vùng dịch. Dù chỉ là trêu đùa nhưng cũng phần nào cho thấy mọi người có tâm lý lo lắng trước dịch bệnh lần này. Tôi cho rằng điều này là tâm lý chung của mọi người. Việc mọi người lo ngại trước tình trạng bệnh dịch mà nảy sinh tâm lý e dè cũng là bình thường".

Phóng viên VTV và những ngày lăn xả ở các “điểm nóng” dịch COVID-19 - Ảnh 10.

Phóng viên Nguyệt Ánh cho biết, chị và các đồng nghiệp đã có mặt tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương vào thời điểm đón những bệnh nhân đầu tiên phát hiện nhiễm COVID-19. Nhớ lại thời điểm tác nghiệp lúc ấy, chị  Nguyệt Ánh kể lại với giọng thoải mái: "Khu vực nhóm phóng viên tác nghiệp là khu vực cách ly đặc biệt. Tâm lý ban đầu cũng hơi lo một chút, nhưng mặc trang phục bảo hộ đầy đủ nên tôi nghĩ cũng không có vấn đề gì xảy ra".

Làm y tế nhiều năm, phóng viên Nguyệt Ánh đã nhiều lần có mặt ở khu vực cách ly và mặc trên người bộ trang phục bảo hộ. Điều đầu tiên phải tuân thủ là quy định nghiêm ngặt về vô trùng. Trong truyền nhiễm có những quy định cực kỳ ngặt nghèo về bảo hộ, đó có thể coi là yếu tố sống còn của nghề nghiệp này.

"Với cán bộ y tế, cường độ làm việc trong dịch COVID-19 sẽ vất vả hơn nhưng không phải tới mức kinh khủng, bởi họ cũng chia ca. Điều họ cần chú ý là phải luôn đặt chuyện đảm bảo vô trùng và bảo hộ lên hàng đầu.

Với tôi thì đó là cũng điều quen rồi. Là người đi làm việc thì tôi luôn xác định phải bảo hộ bản thân mình thật kỹ. Cá nhân tôi cho rằng mỗi người nên biết cách bảo vệ bản thân trước dịch bệnh".



Phóng viên VTV và những ngày lăn xả ở các “điểm nóng” dịch COVID-19 - Ảnh 11.

ắc Kinh, Trung Quốc, địa điểm cách Hà Nội hàng ngàn km, nơi được coi là một trong những điểm nóng về dịch COVID-19...

Ở thời điểm diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, ê-kíp thường trú Đài THVN tại Trung Quốc đã bám sát thông tin, diễn biến và phối hợp với các bộ phận tin tức khác của Đài THVN.

Một trong những gương mặt quen thuộc với khán giả trong các phóng sự cập nhật tin tức từ Trung Quốc là phóng viên Thái Bình. Khán giả thấy anh trên sóng với trang phục kín và chiếc khẩu trang luôn thường trực. Vậy tác nghiệp tại tâm dịch có gì khác hơn so với những điểm nóng khác?

Chia sẻ về công việc của mình, phóng viên Thái Bình cho biết từ trước Tết - đầu mùa dịch, 3 phóng viên Cơ quan Thường trú Bắc Kinh đã căng sức để thực hiện theo các yêu cầu của bản tin.

"Chúng tôi được sự chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo Đài THVN và phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo Ban Thời sự, lãnh đạo phòng quốc tế để kịp thời đưa tin phản ánh nhanh, chính xác tình hình. Vì chúng tôi hiểu rằng việc hiểu đúng tình hình tại tâm dịch của thế giới cũng góp một phần quan trọng cho công tác chống dịch của Việt Nam. Nhất là hiện nay có quá nhiều tin đồn nên tin, bài của VTV càng có ý nghĩa trong cuộc chiến đẩy lùi tin giả, tin fake. Tin bài đa dạng về tình hình dịch, về chính sách của Trung Quốc, những tiến triển trong nghiên cứu, phác đồ điều trị, quản lý xã hội, nhất là xử phạt nghiêm mang tính răn đe cao khi hệ thống nhà thuốc bán khẩu trang cao bất thường thì số tiền bị phạt lên đến hàng tỷ đồng, một loạt lãnh đạo bị xử lý kỷ luật vì lơ là chống dịch… Bài của Cơ quan TT được ưu tiên tối đa trên tất cả các kênh thời sự chính luận của VTV1, VTV3, VTV4, VTV9, VTV8…", phóng viên Thái Bình nói.

"Chính quyền khuyến cáo người dân không ra ngoài khi không cần thiết, nhưng là phóng viên thì phải đi nên nguy cơ cũng cao. Do đó, chúng tôi phải luôn tuân thủ tuyệt đối những khuyến cáo về y tế, đeo khẩu trang, dùng dung dịch sát trùng rửa tay kỹ sau khi đi ra ngoài về", phóng viên Thái Bình kể tiếp.

Phóng viên VTV và những ngày lăn xả ở các “điểm nóng” dịch COVID-19 - Ảnh 14.

"Trước Tết, anh em có đi thực hiện nhiều tin bài về thị trường tại các chợ gia cầm, hải sản. Bạn quay phim về có bị cảm nên anh em rất lo, không biết có sao không? Chờ hết 14 ngày không thấy gì cũng mừng. Mặt khác, anh em còn có con nhỏ nên cũng sợ lây lan. Giữ không để bị bệnh cũng là một nhiệm vụ chính trị vì bệnh là sẽ bị các chốt chặn tại chung cư đo nhiệt độ và có nguy cơ bị cách ly 14 ngày nên anh em luôn phải nhắc nhau cẩn thận".

Sống và làm việc tại Trung Quốc - nơi được coi là "tâm dịch Corona", phóng viên Thái Bình và các đồng nghiệp ý thức về những mối nguy cơ mình phải đối mặt nên luôn trong tâm thế sẵn sàng ứng phó với các trường hợp có thể xảy ra.

Hơn nữa, trong những ngày này, các phóng viên thường trú của Đài THVN tại Trung Quốc thường làm việc với cường độ cao, từ sáng đến 21h - 22h. Dịch thì kéo dài hàng tháng trời, nếu không giữ sức khỏe rất dễ gục ngã.

"Anh em VTV có truyền thống "đón bão", "đón dịch" rồi nên chúng tôi cũng chuẩn bị sẵn tâm thế để tác nghiệp bởi thương hiệu VTV mang trên vai nên mình phải tiếp tục phát huy. Cũng nhờ động viên của lãnh đạo Đài, Ban Thời sự cùng anh chị em đồng nghiệp, gia đình bạn bè nên không có gì phải nao núng, cứ bình tĩnh mà làm", phóng viên Thái Bình tâm sự.

"Và điều tôi cảm động nhất là họ cho rằng trong thời buổi mạng có nhiều thông tin trái chiều, nhiều tin giả nên họ luôn tin tưởng và đón xem tin, bài của anh em phóng viên VTV tại Trung Quốc trên sóng VTV. Điều đó là động lực lớn để chúng tôi tiếp tục chiến đấu vì dịch bệnh còn kéo dài chứ chẳng phải ngày một ngày hai".

Phóng viên VTV và những ngày lăn xả ở các “điểm nóng” dịch COVID-19 - Ảnh 16.
Phóng viên VTV và những ngày lăn xả ở các “điểm nóng” dịch COVID-19 - Ảnh 17.
 
Đinh Hương - Thanh Huyền
Minh Thu
21/2/2020
X

ĐANG PHÁT

Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước