Mỹ - Triều Tiên: Từ đối đầu đến đối thoại

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ ba, ngày 12/06/2018 12:21 GMT+7

VTV.vn - Sáng nay (12/6), theo giờ Singapore, sự kiện được cả thế giới chờ đợi cuối cùng cũng đã diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ và nhà lãnh đạo Triều Tiên.

Cái bắt tay dài 12 giây, cuộc gặp riêng kéo dài 45 phút, từng giây, từng phút, từng cử chỉ nhỏ nhất của 2 nhân vật chính trong cuộc gặp lịch sử này đang được truyền thông quốc tế dõi theo.

Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Những diễn biến chính

Sau cuộc hội đàm mở rộng, phái đoàn 2 nước cùng nhau dùng bữa ăn trưa. Cuộc họp báo cung cấp thông tin của hai nhà lãnh đạo sẽ được tổ chức vào chiều nay (12/6). Sau đây là kết quả sơ bộ thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên.

Hai kịch bản sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều:

Có rất nhiều dự đoán và cả những hi vọng khác nhau về cuộc gặp lịch sử Mỹ - Triều đang diễn ra. Chủ yếu những dự đoán này đi theo hai hướng là rất lạc quan và rất bi quan. Những người lạc quan tin vào việc tới đây, một thỏa thuận sẽ sớm đạt được. Trong khi những người bi quan hơn nghĩ về một kịch bản trắng tay cho tất cả các bên.

Kịch bản lạc quan là các nhà lãnh đạo sẽ đạt được một thỏa thuận để có thể tiếp tục các cuộc đàm phán sâu hơn. Triều Tiên có thể tuyên bố ngừng thử nghiệm vũ khí hạt nhân và tên lửa, tiến tới phi hạt nhân hóa để đổi lấy việc Mỹ và đồng minh giảm bớt quy mô của các biện pháp trừng phạt kinh tế đã tồn tại nhiều thập kỷ, đảm bảo an ninh chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ cho Triều Tiên.

Nhưng cũng không thể loại trừ trường hợp xấu nhất, đó là không có một thỏa thuận nào được đưa ra. Đối với Triều Tiên, một quốc gia coi vũ khí hạt nhân là biện pháp răn đe đối với các cuộc xâm lược từ bên ngoài, thật khó lòng để họ có thể đồng ý loại bỏ chương trình hạt nhân của mình.

Về phía Mỹ, cách tiếp cận của ông Trump với việc thương lượng cũng chưa chứng minh được nhiều hiệu quả khi những hành động của ông thể hiện rằng: ông phá bỏ các thỏa thuận giỏi hơn việc tạo ra chúng.

Công tác hậu cần cho hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều:

Công tác hậu cần cho cuộc gặp lịch sử này đã được chuẩn bị rất kỹ càng. Singapore đã chi 15 triệu USD cho các công tác hậu cần, chủ yếu là để đảm bảo an ninh.

Có một câu hỏi mà nhiều người đặt ra trong khoảng thời gian này là: "Tại sao Triều Tiên lại thay đổi chính sách với bên ngoài, đặc biệt là với Mỹ vào thời điểm này?". Sau đây là quan điểm của phóng viên thường trú của Đài THVN tại Mỹ, người đã theo dõi vấn đề này trong suốt thời gian qua.

Kim Jong-un không còn là nhân vật bí hiểm

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có cuộc sống khá bí ẩn với truyền thông thế giới. Thậm chí, đến cả cơ quan tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cũng đã từng thừa nhận rằng họ chỉ có được rất ít thông tin về nhà lãnh đạo này.

Trong bài báo đăng trên tờ The Guardian của Anh, tác giả cho biết: CIA thừa nhận rằng họ chỉ có duy nhất một tấm ảnh về ông Kim Jong-un lúc còn nhỏ, đó là khi ông mới 11 tuổi, thậm chí năm sinh của ông Kim Jong-un vẫn là thông tin đang gây tranh cãi: năm 1983 hay 1984?

Thế nhưng, cho tới cuộc gặp lịch sử tại Singapore lần này, chân dung của nhà lãnh đạo Triều Tiên đang được hiện lên rõ ràng hơn với cả thế giới.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước