Các công dụng khác nhau của gừng và nghệ

Bảo Niệm (dịch)-Thứ năm, ngày 15/03/2018 14:22 GMT+7

Dù có nhiều đặc điểm chung nhưng gừng và nghệ cũng có các đặc tính, màu sắc, mùi vị và công dụng khác nhau

VTV.vn - Gừng và nghệ có nhiều đặc điểm chung nhưng cũng mang nhiều công dụng khác nhau.

Gừngnghệ là hai loại gia vị thông dụng, thường được dùng để nêm nếm và tạo hương vị thơm ngon cho các món ăn. Chúng có nhiều đặc điểm chung như đều là thực vật nhiệt đới, cho thu hoạch quanh năm và cùng thuộc họ Gừng. Rễ của gừng và nghệ đều có chứa nhiều thành phần có lợi, chính vì thế mà nền y học cổ truyền Trung Hoa và Ấn Độ đã dùng chúng làm thảo dược. Tuy nhiên, gừng và nghệ cũng có các đặc tính, màu sắc, mùi vị và công dụng khác nhau.

Đặc điểm, thành phần và công dụng của nghệ

Nghệ có danh pháp hai phần là Curcuma longa. Cây nghệ có lá hình thuôn và hoa hình phễu, màu vàng tươi, được trồng rộng rãi ở châu Á, Ấn Độ và Trung Quốc. Củ nghệ có màu vàng nhạt ở ngoài và màu cam tươi ở trong, có thể phơi khô và nghiền thành bột để làm gia vị. Do có vị đắng, cay và hơi hăng hăng vị của đất nên nghệ là thành phần chính trong cả mù tạt và cà ri. Trong nền y học cổ truyền Ấn Độ, nghệ được gọi là haldi và được sử dụng để trị bệnh vàng da, viêm gan, các chứng rối loạn tiêu hóa và các bệnh do viêm.

Nghệ có chứa một hoạt chất chống oxy hóa gọi là curcumin và hợp chất zingiberene (cũng xuất hiện ở củ gừng). Nghệ có tính kháng viêm và đôi khi được dùng để chữa một số bệnh do viêm như viêm xương khớp. Do cấu trúc hóa học đặc thù của curcumin, nghệ có khả năng chống oxy hóa cực mạnh. Trang bách khoa toàn thư online về dược phẩm Drugs.com chuyên cung cấp thông tin y học đã qua kiểm chứng công nhận nghệ có tác dụng chữa lành vết thương và giúp trung hòa nhiều loại chất gây ung thư. Chính vì vậy, nghệ có thể giúp ích trong việc điều trị một số loại ung thư. Theo Trung tâm Y tế thuộc Đại học Maryland, nghệ có thể sử dụng ở dạng bột, rượu thuốc hoặc chiết xuất lỏng. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nghệ. Không dùng nghệ khi mang thai hoặc cho con bú.

Đặc điểm, thành phần và công dụng của gừng

Gừng, tên khoa học là Zingiber officinale, có nguồn gốc từ vùng châu Á nhiệt đới. Củ gừng có thể được phơi khô và nghiền thành bột để làm gia vị, sử dụng rộng rãi cho các món nướng và làm nước uống nhờ có vị cay sảng khoái. Ngoài ra, gừng còn có thể ăn sống khi được thái nhỏ. Trong nền y học cổ truyền Ấn Độ, gừng được gọi là ardraka và được sử dụng để chữa các chứng rối loạn tiêu hóa như buồn nôn và tiêu chảy. Gừng còn được dùng để chữa viêm khớp và các bệnh về tim.

Gừng chứa hơn 400 hợp chất khác nhau, trong đó có axit palmitic, oleic, capric và linoleic. Phần lớn các công dụng chữa bệnh có được là nhờ gừng chứa một sesquiterpene (hợp chất mà trong công thức có chứa 3 đơn vị isoprene) là zingiberene và một phenon là gingerol. Bài đánh giá khoa học về các thảo dược có tính kháng viêm được xuất bản năm 2007 nằm trong cuốn Phytotherapy Research cho biết gừng tương đối hiệu quả khi được dùng để chữa trị bệnh viêm xương khớp và chứng đau thắt lưng. Một nghiên cứu uy tín khác cho biết gừng cũng đem lại hiệu quả lâm sàng tương tự. Theo Drugs.com, gừng có công dụng chống u bướu trong các nghiên cứu ở động vật và có khả năng chống dính tiểu cầu, do đó, gừng có thể dùng trong việc phòng ngừa và chữa trị chứng xơ vữa động mạch.

Người bình thường có thể sử dụng gừng với liều lượng từ 250 miligam đến 1 gam, ba đến bốn lần một ngày. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng gừng.

Bài thuốc đơn giản chữa mất ngủ từ gừng tươi Bài thuốc đơn giản chữa mất ngủ từ gừng tươi Phòng bệnh mùa lạnh từ củ gừng Phòng bệnh mùa lạnh từ củ gừng Những lợi ích đáng ngạc nhiên khi bạn tăng cường sử dụng gừng Những lợi ích đáng ngạc nhiên khi bạn tăng cường sử dụng gừng

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước