Phát hiện hóa thạch người cổ đại đi bằng hai chân như người và leo trèo như vượn

Quỳnh Chi (Theo CNN)-Chủ nhật, ngày 28/11/2021 09:05 GMT+7

Một nghiên cứu đã kết luận rằng, Australopithecus sediba là họ hàng chuyển tiếp của loài người cổ đại. (Ảnh: CNN)

VTV.vn - Theo một nghiên cứu mới về hóa thạch đốt sống 2 triệu năm tuổi, một loài người cổ đại có thể đi bộ bằng hai chân và sử dụng chi trên để leo trèo và đu đưa như vượn người.

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế từ Đại học New York, Đại học Witwatersrand và 15 tổ chức khác đã nghiên cứu xương lưng dưới được tìm thấy vào năm 2015 thuộc về một con cái Australopithecus sediba, một họ người cổ đại.

Cùng với xương được tìm thấy từ trước đó của cùng một cá thể được đặt tên là "Issa", tiếng Swahili có nghĩa là người bảo vệ, các phần xương hóa thạch tạo thành một trong những phần xương lưng dưới hoàn chỉnh nhất từng được phát hiện trong hồ sơ loài người thời kỳ đầu và tiết lộ cách họ người này người này di chuyển như thế nào.

Các nhà nghiên cứu cho biết, các hóa thạch lưng dưới mới được nghiên cứu chứng minh rằng. họ người cổ đại này đã sử dụng chi trên của chúng để leo trèo như loài vượn và chi dưới của chúng để đi lại như con người.

Phát hiện hóa thạch người cổ đại đi bằng hai chân như người và leo trèo như vượn - Ảnh 1.

Australopithecus sediba đã sử dụng các chi trên của chúng để leo trèo và đu đưa như loài vượn. (Ảnh: CNN)

Hóa thạch được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2015 trong quá trình khai quật một con đường chạy cạnh địa điểm Malapa ở di sản thế giới "Cái nôi của nhân loại", gần Johannesburg, Nam Phi.

Sau đó, phần xương này được bảo quản để tránh nguy cơ bị hư hại và kết hợp với các hóa thạch được phục hồi trong quá trình khai quật trước đó tại địa điểm trên, khớp với cột sống của bộ xương hóa thạch, một phần của các mẫu Australopithecus sediba ban đầu được mô tả lần đầu tiên vào năm 2010 .

Khám phá cũng xác định rằng, giống như con người, họ người cổ đại này chỉ có 5 đốt sống thắt lưng.

Phát hiện hóa thạch người cổ đại đi bằng hai chân như người và leo trèo như vượn - Ảnh 2.

Các đốt sống mới được tìm thấy cùng với các phần xương khác của loài Australopithecus sediba. (Ảnh: CNN)

"Mặc dù Issa đã là một trong những bộ xương hoàn chỉnh nhất của họ người cổ đại từng được phát hiện, nhưng những đốt sống này thực tế đã hoàn thiện phần lưng dưới. Theo đó, vùng thắt lưng của Issa trở thành ứng cử viên cho phần lưng dưới của người cổ đại được bảo quản tốt nhất", giáo sư Lee Berger, một tác giả của nghiên cứu và là người đứng đầu dự án Malapa, cho biết.

Sự bảo tồn tuyệt vời của Issa đã giúp cho thấy, độ cong của cột sống sediba là nhiều nhất, hơn bất kỳ loài Australopithecus nào khác được phát hiện, đây là độ cong cột sống thường thấy ở người hiện đại và chứng tỏ khả năng thích nghi mạnh mẽ với việc đi lại bằng hai chân.

"Trong khi sự hiện diện của đường cong vào trong của cột sống thắt lưng và các đặc điểm khác của cột sống thể hiện sự thích nghi rõ ràng với việc đi bằng hai chân, có những đặc điểm khác, chẳng hạn như chiều ngang cơ thể lớn và hướng lên, cho thấy cơ bắp mạnh mẽ, có lẽ dành cho các hành vi leo trèo trên cây", giáo sư Gabrielle Russo của Đại học Stony Brook, một tác giả khác của nghiên cứu, cho biết.

Phát hiện hóa thạch cách đây 555 triệu năm của tổ tiên loài người Phát hiện hóa thạch cách đây 555 triệu năm của tổ tiên loài người

VTV.vn - Các nhà nghiên cứu tìm thấy sinh vật giống giun nhỏ cỡ hạt gạo, tổ tiên lâu đời nhất trên cây phả hệ bao gồm con người và phần lớn động vật.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước