Báo động tình trạng sạt lở bờ sông ở ĐBSCL

Đặng Công - Quang Nhật (VTV9)-Thứ năm, ngày 25/05/2017 09:00 GMT+7

Một đoạn sạt lở ở bờ sông Tiền đe dọa Quốc lộ 30. (Ảnh: Báo Người Lao động)

VTV.vn - Cùng với bờ biển, tình hình sạt lở bờ sông ở ĐBSCL đang diễn biến hết sức phức tạp, điển hình là tình trạng ở bờ sông Tiền và sông Hậu.

Từ đầu năm 2017 đến nay, hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp đã phải công bố tình trạng khẩn cấp vì sạt lở bờ sông.

Mỗi năm, sạt lở lấy đi 500ha đất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, bờ sông Tiền và sông Hậu là những nơi bị sạt lở nghiêm trọng nhất. Không chỉ cuốn trôi nhà cửa của người dân, sạt lở đã xóa sổ một số cồn ở sông Tiền và sông Hậu ra khỏi bản đồ.

Báo động tình trạng sạt lở bờ sông ở ĐBSCL - Ảnh 1.

Sạt lở tại ấp Phú Quới, xã Phú An, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. (Ảnh: Báo Người Lao động)

Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 23 hố sâu 13 - 44m, chủ yếu nằm trên sông Tiền, sông Hậu. Lâu ngày, những hố xoáy này sẽ tạo thành hàm ếch, ăn sâu vào đất liền gây sạt lở. Điển hình là vụ sạt lở làm hàng chục căn nhà ở xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang bị đổ sụp xuống sông Hậu vào cuối tháng 4 vừa qua.

Sạt lở bờ biển do mất phù sa Sạt lở bờ biển do mất phù sa Bờ biển ĐBSCL sạt lở không theo quy luật Bờ biển ĐBSCL sạt lở không theo quy luật Giải pháp nào để đối phó với tình trạng sạt lở nghiêm trọng tại ĐBSCL? Giải pháp nào để đối phó với tình trạng sạt lở nghiêm trọng tại ĐBSCL?

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước