Bệnh tan máu bẩm sinh - Gánh nặng không của riêng ai

Mai Phương, Vũ Nhất (Trung tâm Tin tức VTV24)-Thứ hai, ngày 08/05/2017 15:48 GMT+7

VTV.vn - Hiện nay, cả nước có khoảng 20.000 bệnh nhân tan máu bẩm sinh đang cần được điều trị liên tục, mỗi năm lại có khoảng 2.000 em bé mắc bệnh được sinh ra.

Hôm nay (8/5) là ngày Thalassemia thế giới. Thalassemia (bệnh tan máu bẩm sinh) là một căn bệnh mà cả đời bệnh nhân sẽ phải gắn với bệnh viện. Theo ước tính, tại Việt Nam, khoảng 1/10 dân số mang gen bệnh. Vì không biết mình mang gen bệnh nên khi người bệnh kết hôn cùng người khác, trẻ sinh ra có thể bị mắc bệnh, không chỉ gây ảnh hưởng cuộc sống người bệnh mà còn ảnh hưởng tới chất lượng dân số Việt Nam.

Chị Hồ Thị Thoan (Nam Định) đã 33 tuổi nhưng căn bệnh tan máu bẩm sinh khiến chị như một học sinh lớp 6. Cứ nửa tháng, chị lại phải vào viện. Sức khỏe yếu lại nghỉ làm liên tục khiến chị không thể tìm được việc làm ổn định, trang trải cho chi phí điều trị.

Cũng giống chị Thoan, mỗi đợt nằm viện, anh Dũng (Bắc Giang) lại tốn khoảng 2 triệu đồng, chưa kể tiền thuốc. Con trai lớn cũng đã phải nghỉ học sớm để phụ giúp gia đình vì bố không có sức khỏe làm việc.

BS Nguyễn Thị Thu Hà - Giám đốc Trung tâm Thalassemia - Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết: "Mỗi năm có 2.000 trẻ mắc bệnh sinh ra, trong khi đó để đủ số máu truyền cho các bệnh nhân này đã phải tiêu tốn đến 1/2 số lượng máu chúng ta thu được mỗi năm".

Thalassemia là căn bệnh khó chữa nhưng dễ phòng. Chỉ cần xét nghiệm trước khi kết hôn, chẩn đoán trước sinh, nhiều trẻ đã không bị mắc căn bệnh quái ác này.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước