Cách nhận biết và điều trị sỏi đường tiết niệu

Nguyệt Ánh (Thới sự - thoisuvtv@vtv.vn), icon
10:16 ngày 22/10/2014

Với bệnh sỏi đường tiết niệu, ngoài những biến chứng cấp tính, nhiều người không có triệu chứng gì rõ ràng nên đến khi phát hiện đã ở giai đoạn muộn.

Phẫu thuật điều trị sỏi đường tiết niệu. (Ảnh minh họa)

Tuy có nhiều cách chữa sỏi đường tiết niệu như: tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, phẫu thuật, uống thuốc làm tan sỏi…, nhưng có tới hơn 60% số người từng bị sỏi thận sẽ bị tái phát. Do đó, việc ngăn ngừa tái phát sỏi sau điều trị rất quan trọng.

Sỏi hình thành do lượng nước cung cấp cho cơ thể hàng ngày chứa nồng độ các chất khoáng như: canxi, oxalat, muối urat, natri hay photpho tăng cao, thường lắng đọng trong đài, bể thận và kết thành sỏi.

Sỏi thận có bề mặt xù xì, sắc nhọn nên rất dễ làm tổn thương thận dẫn đến suy thận. Chính vì quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng nên nhiều người không biết. Chỉ đến khi sỏi to dần lên gây đau mới đi khám.

TS. Đỗ Gia Tuyển, Phó Trưởng khoa Thận tiết niệu, BV Bạch Mai, Hà Nội sẽ tư vấn dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh sỏi đường tiết niệu qua VIDEO sau đây:

 

Cùng chuyên mục