"Cộng điểm ưu tiên khu vực để tạo sự công bằng"

Kim Hải (Ban Thời sự)-Thứ tư, ngày 02/08/2017 13:50 GMT+7

VTV.vn - Trước một số sý kiến cho rằng, việc để mức điểm ưu tiên cao như hiện nay là bất hợp lý, đại diện Vụ Giáo dục Đại học khẳng định, đó là tạo sự công bằng cho các thí sinh.

Kết quả tuyển sinh vào các trường Đại học đang là vấn đề được dư luận cả nước đặc biệt chú ý, khi mặt bằng kết quả năm nay trội hơn hẳn mọi năm. Theo thông tin từ Bộ GD&ĐT, hơn một nửa số trường Đại học đã tuyển đủ chỉ tiêu ngay từ đợt xét tuyển đầu tiên. Ngoài ra, 20% số trường cũng đã tuyển sinh gần đủ.

Hiện vẫn còn những ý kiến tranh luận liên quan đến việc ở một số ít các trường top đầu có những thí sinh đạt điểm cao nhưng không được cộng điểm ưu tiên nên thua thiệt so với các bạn ở các khu vực được cộng điểm. Một số ý kiến của thí sinh và phụ huynh cho rằng, việc để mức điểm ưu tiên cao như hiện nay là bất hợp lý. Với các tiêu chí xét tuyển phụ của nhiều trường hiện nay, thí sinh chỉ chênh nhau 0,01 điểm cũng có thể trượt hoặc đỗ ngành mà mình yêu thích.

Cộng điểm ưu tiên khu vực để tạo sự công bằng - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học.

Xung quanh những ý kiến tranh luận này, bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo - khẳng định: "Khi nhìn vào chính sách ưu tiên và những người có điểm ưu tiên, chúng ta cần nhìn một cách tổng thể. Tỷ lệ những em ở khu vực 3 đỗ vào các trường đại học top trên vẫn cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ các em ở nông thôn, miền núi".

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cũng nhấn mạnh, chính sách ưu tiên để giảm sự chênh lệch vùng miền, để từ đó tạo ra sự công bằng cho các thí sinh. Nếu như năm nay có nhiều thí sinh ở khu vực nông thôn, miền núi được vào các trường top trên thì cũng cho thấy rằng chính sách này đã phát huy tác dụng, đã khắc phục được sự chênh lệch về điều kiện học tập, điều kiện sống ở các vùng miền.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước