Bao giờ hết nỗi lo nông sản được mùa, rớt giá?

Thư Hiền (Trung tâm Tin tức VTV24)-Thứ hai, ngày 19/03/2018 09:51 GMT+7

VTV.vn - Dàn nhân vật của series phim Việt Nam dài tập mang tựa đề "Giải cứu nông sản" những ngày qua đã bổ sung thêm… củ cải!

Từ vỉa hè đến siêu thị, từ truyền miệng đến truyền hình, lời kêu cứu được đưa ra dưới nhiều hình thức khác nhau, nhiều người dân thủ đô vội vã đi mua củ cải nhằm chung tay giúp đỡ phần nào khó khăn cho người dân thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, Mê Linh, Hà Nội. Nhiều túi củ cải đã bán được nhưng nỗi buồn vẫn còn ở lại với câu hỏi: Làm cách nào để người nông dân thoát khỏi nỗi lo "được mùa, mất giá"?

Thời báo Kinh doanh thống kê đang có 20 ha củ cải (áng chừng 1.500 tấn) đang cần được tiêu thụ gấp trong những ngày tới nhưng vẫn còn từng đó diện tích đang trồng củ cải ở giai đoạn cây non. Điều đó đồng nghĩa nếu giải quyết hết 1.500 tấn củ cải trước mắt, tương lai vẫn còn 1.500 tấn củ cải khác chờ được giải cứu.

Phóng viên báo Thời nay ghi nhận tại cánh đồng xã Đông Cao, trong làng không phát triển chăn nuôi, không ai chế biến thành củ cải sấy khô, thức ăn gia súc hay ủ củ cải đổ bỏ thành phân bón. Cách chế biến duy nhất mà người dân nơi đây áp dụng là mang về thái ra đem phơi dùng dần. Nhưng không nhà nào có sức phơi hết cả chục tấn củ cải, đành thuê xe đổ bỏ. Vậy trước giờ, 200 ha củ cải nói riêng và rau xanh nói chung của thôn Đông Cao được thu mua như thế nào?

Câu trả lời nằm ở 50 thương lái trong vùng. Mỗi ngày, gần 50 thương lái đi thu mua rồi bỏ mối củ cải cho chợ đầu mối Hà Nội và các tỉnh lân cận. Chỉ có 5% của gần 30.000 tấn rau xanh trong thôn là đi được vào DN hay siêu thị. Một lần nữa, bài học về xây dựng chuỗi liên kết lại được nêu lên.

Thông tin từ Cục trồng trọt trên báo Nông thôn ngày nay cho hay, lời giải cho bài toán "được mùa mất giá" là từng bước hình thành liên kết xâu chuỗi và áp dụng công nghiệp cao vào sản xuất. Đặc biệt, tín hiệu đáng mừng cho người nông dân là Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo sửa đổi Nghị định 109 về vấn đề liên kết sản xuất. Theo đó, doanh nghiệp phải hình thành vùng liên kết sản xuất với nông dân, có vùng nguyên liệu mới được phép kinh doanh lĩnh vực xuất khẩu.

Tuy nhiên, giải pháp không thể thành công nếu chỉ đến từ một phía. Thời báo Kinh doanh phân tích có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng được mùa mất giá. Nhưng không thể không nhắc tới phương thức sản xuất của nông dân hiện nay vẫn không thay đổi, chưa làm theo chuỗi, tiêu thụ không nhãn mắc, thương hiệu, sản xuất chưa hướng tới người tiêu dùng mà hướng tới thương lái nên thụ động

Sự nhận định trên không hẳn là thiếu căn cứ bởi mặc dù củ cải năm nay ế ẩm, phải đổ bỏ nhưng điều này dường như không ảnh hưởng nhiều đến quyết định chọn giống gieo trồng của người dân trong thôn Đông Cao. Bởi khi phóng viên báo Thời nay hỏi vụ này trồng gì, nhiều người dân địa phương trả lời sẽ lại tiếp tục trồng... củ cải, bởi đất ở đây chỉ hợp mỗi loại này.

Doanh nghiệp hỗ trợ tiêu thụ nông sản ế thừa Doanh nghiệp hỗ trợ tiêu thụ nông sản ế thừa Bộ Nông nghiệp chỉ đạo xử lý vụ nông sản dư thừa phải đổ bỏ Bộ Nông nghiệp chỉ đạo xử lý vụ nông sản dư thừa phải đổ bỏ Nhiều thách thức trong xuất khẩu nông sản năm 2018 Nhiều thách thức trong xuất khẩu nông sản năm 2018

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước