Châu Á - Ngọn cờ đầu của thương mại tự do

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ bảy, ngày 10/03/2018 06:41 GMT+7

VTV.vn - CPTPP đã chính thức được ký kết, là dấu hiệu cho thấy châu Á sẽ vươn lên thay thế Mỹ trở thành đầu tàu của thương mại tự do.

CPTPP ra đời trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ thương mại đang gia tăng, Mỹ tuyên rút khỏi hiệp định sau khi Tổng thống Donald Trump tiếp quản Nhà Trắng năm 2017. Sự kiện 11 nước cùng đặt bút ký vào bản cam kết sáng 9/3 tại Chile là minh chứng cho thấy giả thuyết "TPP và giờ là CPTPP sụp đổ khi Mỹ rời bỏ hiệp định" đã không trở thành sự thật. Với thành công này, các chuyên gia nhận định, châu Á - Thái Bình Dương thậm chí còn có thể gây ảnh hưởng tới việc tái cấu trúc các luật lệ thương mại trên toàn cầu.

Châu Á - Ngọn cờ đầu của thương mại tự do - Ảnh 1.

Trang Nikkei của Nhật Bản bình luận, việc 11 nước thành viên CPTPP có thể ngồi lại và ký kết hiệp định là một cột mốc lịch sử và là dấu hiệu cho thấy châu Á sẽ vươn lên thay thế Mỹ, trở thành đầu tàu của thương mại tự do. Doanh nghiệp của 11 nước thành viêm, đặc biệt là khu vực châu Á, đã chủ động, tích cực nắm bắt lấy cơ hội khi lợi thế. 

Theo các chuyên gia và Hiệp hội doanh nghiệp Singapore, khi CPTPP được ký kết và đi vào thực hiện, Singapore sẽ không phải thay đổi nhiều về các quy định pháp lý và thể chế bởi chính nền kinh tế Singapore rất mở. Hơn nữa, từ trước tới nay, nội dung của các FTA và những thuận lợi từ chúng luôn được cập nhật một cách công khai trên các trang mạng của chính phủ để các doanh nghiệp có thể chủ động nghiên cứu, nhằm tìm kiếm cơ hội mạng lại lợi ích cho mình.

Các doanh nghiệp Singapore có lợi thế ở các lĩnh vực như cơ khí chế tạo, dịch vụ tài chính và vận tải, tư vấn quy hoạch. Chính vì vậy, các doanh nghiệp của nước này có thể tận dụng ngay cơ hội từ CPTPP mà không cần phải mất thời gian thích ứng.

Nhật Bản, một trong những nước dẫn dắt CPTPP, đã nhìn thấy cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu và đầu tư vào các lĩnh vực nhiều tiềm năng ở các nước thành viên. Ví dụ: Công ty sản xuất đồ uống tỉnh Oita, Oita Mugi Shochu, là một trong những tên tuổi dẫn đầu trên thị trường nước giải khát Nhật Bản, tuy nhiên công ty cho biết thị trường nội địa đã bão hòa và sức tiêu thụ đã giảm liên tục kể từ năm 1994. Oita Mugi Shochu đã ủng hộ TPP và nay là CPTPP bởi nó giúp công ty có thêm lựa chọn với các nguyên liệu dùng cho sản xuất.

Doanh nghiệp Việt Nam cũng không nằm ngoài cuộc. 63% doanh nghiệp Việt Nam đồng ý hiệp định CPTPP sẽ mang lại lợi ích cho mình, cao hơn hẳn tỷ lệ của doanh nghiệp các nước thành viên khác. Điều đó hẳn không sai khi trong tất cả các thành viên, Việt Nam được nhận định là một trong số ít quốc gia hưởng lợi lớn nhất. 

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước