Tại Việt Nam hiện có khoảng 14 triệu thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước quốc tế. Nếu tính bình quân, cứ 7 người đang sỡ hữu 1 thẻ ngân hàng loại này đồng nghĩa với việc người dân dễ dàng thanh toán cho các chi tiêu ở nước ngoài hoặc trên mạng.
Tin tưởng tính bảo mật của các điểm chấp nhận thanh toán thẻ nên vô tư dùng có lẽ là tâm lý chung của các chủ thẻ. Thế nên, khi biết thông tin của mình đã được chuyển giao toàn bộ cho đối tác của bên cung cấp dịch vụ, sự lo lắng của khách hàng là điều không tránh khỏi.
Theo chuyên gia, không ít người tiêu dùng thường không đọc kỹ các điều khoản được các trang cung cấp dịch vụ đưa ra mà nhanh chóng click chuột vào ô đồng ý. Nhưng cũng khó cho người dùng bởi đây phần lớn là hợp đồng 1 chiều. Nếu không đồng ý, khách hàng không thể sử dụng dịch vụ.
Một số chuyên gia về thẻ tại Việt Nam tỏ ra khá bất ngờ về trường hợp này và cho rằng các tổ chức như Visa, Master thông thường đều khuyến cáo các điểm chấp nhận thẻ về các bước bảo mật, mã hóa thông tin của chủ thẻ... Tuy nhiên, điều này mới đang dừng ở mức khuyến cáo.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng với những thông tin về số thẻ, ngày hết hạn và mã bảo mật, kẻ xấu chỉ có thể lợi dụng nếu chủ thẻ chưa đăng ký bảo mật 2 lớp hay trang web không đòi hỏi phải xác thực nhiều bước. Thế nên, để tự bảo vệ mình, chủ thẻ nên đăng ký với ngân hàng phát hành về các bước bảo mật cao nhất.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!