Quần áo cũ thu gom để tái chế thực sự đi đâu?

Hồng Quang (PV Đài THVN thường trú tại châu Âu)-Thứ hai, ngày 19/06/2023 15:31 GMT+7

VTV.vn - Một nhóm phóng viên Thụy Điển đã điều tra đường đi của quần áo cũ do hãng thời trang H&M thu gom, phơi bày những hành vi kinh doanh gian dối.

Hãng thời trang Thụy Điển H&M đang phải đối phó với một bê bối vừa được báo chí phát giác trong tuần trước. Hãng này đã làm cho khách hàng đỡ áy náy khi vứt bỏ quần áo cũ để mua quần áo mới, với cam kết thu gom tái chế quần áo cũ. Những lời nói dối vừa bị phát giác làm cho người tiêu dùng sẽ càng dè dặt hơn khi mua sắm quần áo.

Theo tờ Borsen ra hôm thứ Sáu (16/6) tuần trước, để thuyết phục khách hàng, hãng này cam kết thu gom quần áo cũ mang nhãn hiệu của hãng, sau đó bán lại dưới dạng đồ cũ, hoặc tái chế. Người giao quần áo cũ bỏ vào thùng thu gom của H&M sẽ nhận được một phiếu giảm giá.

Nhóm phóng viên đã giấu thiết bị theo dõi gắn chip GPS vào trong 10 sản phẩm còn dùng tốt và bỏ vào thùng thu gom. Dữ liệu cho thấy quần áo cũ được đưa tới 3 cơ sở phân loại tại Đức, sau đó 3 trong số 10 sản phẩm đã theo tàu biển tới Beni, một nước ở Tây Phi. Đống quần áo cũ đã di chuyển tổng cộng 60.000 km bằng tàu biển và xe tải, tương đương với một lần rưỡi vòng quanh thế giới.

Sự thực là H&M không tái chế. Vải sợi là chất liệu hầu như không thể tái chế. Ở châu Âu, thông thường khoảng 1% rác quần áo được nghiền nát để tạo ra nguyên liệu thấp cấp, 99% còn lại cho vào lò đốt.

Quần áo cũ thu gom để tái chế thực sự đi đâu? - Ảnh 1.

Mỗi năm, khoảng 100 tỷ bộ quần áo được sản xuất, sau đó được mặc trung bình 7 lần trước khi bị vứt bỏ. (Ảnh minh họa - Ảnh: newsweek)

Tờ Vasterbottens của Thụy Điển khi viết về bê bối này cho biết, từ đầu năm cho tới nay, 3 công ty nhận quần áo cũ của H&M đã xuất khẩu 5.711 kiện quần áo sang châu Phi, tương đương hơn một triệu sản phẩm may mặc. Tới châu Phi, một nửa số quần áo cũ nhập khẩu từ châu Âu bị vứt bỏ, do đã rách hỏng, hoặc quá ấm áp so với khí hậu xứ nóng, hoặc kích thước quá rộng hay quá chật, màu sắc kiểu dáng không phù hợp với lối sống địa phương. Như vậy, quần áo cũ không vứt bỏ ở châu Âu, cũng là vứt bỏ ở châu Phi, không ô nhiễm Thụy Điển, lại tạo ra những núi rác quần áo ở Ghana.

Vụ bê bối làm xấu thêm hình ảnh dòng thời trang nhanh. Người tiêu dùng châu Âu, với ý thức bảo vệ môi trường, nay không còn hào hứng với loại thời trang giá rẻ.

Một bài trên tờ Aftonbladet có đoạn viết: "Mỗi năm, khoảng 100 tỷ bộ quần áo được sản xuất, sau đó được mặc trung bình 7 lần trước khi bị vứt bỏ. Đó là hành vi tiêu dùng các hãng thời trang nhanh như H&M, Shein và Zara sống dựa vào, nhưng cũng là hành vi tàn phá đáy biển Tây Phi".

Bài báo nhấn mạnh: "Từ lâu chúng ta đã biết rằng 10% lượng khí thải carbon dioxide trên toàn thế giới là từ công nghiệp dệt may, từ sản xuất và vận chuyển quần áo mới. Quần áo cũ cũng tạo ra nhiều vấn đề và không chỉ liên quan đến khí thải".

Châu Âu đề xuất cấm các hãng thời trang tiêu hủy quần áo Châu Âu đề xuất cấm các hãng thời trang tiêu hủy quần áo

VTV.vn - Nhiều nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) ủng hộ lệnh cấm các thương hiệu thời trang tiêu hủy quần áo không tiêu thụ được.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước