Trung Quốc: Làn sóng thâu tóm ngành bán lẻ truyền thống của các “ông lớn” thương mại điện tử

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ năm, ngày 12/10/2017 09:34 GMT+7

VTV.vn -Các “ông lớn” trong lĩnh vực thương mại điện tử Trung Quốc mới đây đã chia sẻ tầm nhìn về hình thức "Bán lẻ kiểu mới" tại Hội nghị doanh nhân toàn cầu diễn ra ở Hàng Châu.

Bán lẻ kiểu mới là sự kết hợp giữa bán lẻ truyền thống và thương mại điện tử bằng việc sử dụng trí tuệ nhân tạo, công nghệ dữ liệu, nhận diện khuôn mặt và giọng nói. Đây được xem là xu hướng nhiều đại gia công nghệ Trung Quốc đã và đang triển khai mạnh mẽ. Chính điều này đã dẫn đến làn sóng thâu tóm các chuỗi bán lẻ truyền thống tại đất nước đông dân nhất thế giới để cạnh tranh, lôi kéo khách hàng.

Reuters cho hay, mặc dù Trung Quốc hiện là thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới tính về quy mô, khoảng 700 tỷ USD năm 2016, nhưng theo iResearch thị trường bán lẻ của Trung Quốc vẫn được thống trị bởi các cửa hàng bán lẻ truyền thống. Do vậy, đây là mảnh đất "đẻ trứng vàng" mà các ông lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử như Alibaba, JD.com không thể bỏ qua.

Để chiếm lĩnh miếng bánh béo bở này, trang CNN tech chỉ ra, các chuỗi cửa hàng tạp hóa chính là mục tiêu đi săn của những ông lớn công nghệ này.

Theo Forbes, trong 2 năm qua, Alibaba đã chi 8 tỷ USD để mua lại cổ phần của hàng loạt chuỗi siêu thị. Mới đây nhất, tháng 5 vừa qua, tập đoàn này đã mua 18% cổ phần của Lianhua Supermarket trở thành cổ đông lớn thứ hai của chuỗi siêu thị đang vận hành hơn 3.600 cửa hàng tại Trung Quốc. Bên cạnh đó, Alibaba còn đang tự mình xây dựng một khu mua sắm cao 5 tầng có tên gọi More Mall tại Hàng Châu. More Mall mang lại cho Alibaba thêm một cơ hội để thử nghiệm chiến lược bán lẻ mới đa kênh (omni-channel).

Theo China Daily, không kém cạnh, tập đoàn thương mại điện tử lớn thế hai Trung Quốc JD.com cũng đã sở hữu riêng 92 cửa hàng tạp hóa và sẽ lên 300 cửa hàng vào cuối năm nay. Trước đó, JD.com cũng đã mua lại cổ phần của chuỗi tạp hóa Yonghui Superstores với 200 chi nhánh con.

Theo Nasdaq, sau khi mua lại trang bán hàng trực tuyến của Walmart tại Trung Quốc với giá khoảng 1,5 tỷ USD, JD.com đã biến hơn 130 siêu thị Walmart trên khắp cả nước trở thành kho chứa hàng bán online.

Có thể thấy, trong khi sự kiện Amazon mua lại Whole Foods đã khiến thế giới ca ngợi đây như một "cơn địa chấn" đối với ngành thực phẩm thế giới thì những công ty khổng lồ công nghệ của Trung Quốc đã âm thầm liên tục tiến hành nhiều thương vụ dù không tạo ra "địa chấn" nhưng cũng đã tạo ra những "trận động đất" cường độ không hề nhỏ khi tóm gọn các chuỗi cửa hàng truyền thống lớn.

CEO Alibaba Jack Ma đã từng viết "Thương mại điện tử thuần túy sẽ dần trở thành một ngành kinh doanh truyền thống và sẽ bị thay thế bởi khái niệm "bán lẻ mới", một sự tích hợp giữa trực tuyến, trực tiếp, hậu cần (logistics) và dữ liệu lớn (big data) thông qua một chuỗi giá trị duy nhất".

Tại sao kênh bán lẻ truyền thống bị 'bỏ rơi'? Tại sao kênh bán lẻ truyền thống bị "bỏ rơi"?

VTV.vn - Trải qua một thời gian dài, các cửa hàng tạp hóa vẫn như vậy, không đầu tư, không nâng cấp nên khó cạnh tranh được với các cửa hàng tiện lợi hay siêu thị mini.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước