13.246 hộ dân ở miền núi phía Bắc sống trong khu vực ảnh hưởng lũ quét, sạt lở đất cao

PV-Thứ năm, ngày 29/03/2018 15:42 GMT+7

VTV.vn - Số liệu này được công bố trong Hội nghị toàn quốc về phòng, chống thiên tai diễn ra vào sáng 29/3.

Trong khoảng gần 20 năm qua, các tỉnh miền núi phía Bắc xảy ra trên 300 trận lũ quét, sạt lở đất với quy mô và phạm vi ngày càng lớn, gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản và cơ sở hạ tầng.

Năm 2017, lũ quét, sạt lở đất đặc biệt nghiêm trọng trên diện rộng tại các tỉnh miền núi: tại huyện Mường La (tỉnh Sơn La), Mù Căng Chải (tỉnh Yên Bái) vào đầu tháng 8; tại các huyện Tân Lạc, Đà Bắc, TP Hoà Bình (tỉnh Hòa Bình) từ giữa tháng 10; sạt lở đất ở huyện Bắc Trà Mỹ, Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam). Lũ quét, sạt lở đất trong năm đã làm 71 người chết và mất tích, 4.109 ngôi nhà bị sập, đổ, cuốn trôi. Hiện nay, còn 13.246 hộ đang sinh sống tại những nơi không đảm bảo an toàn có nguy cơ cao ảnh hưởng lũ quét, sạt lở đất.

Theo ông Vũ Xuân Thành - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục phòng, chống thiên tai, trong bối cảnh thiên tai diến biến phức tạp, Chính phủ và các Bộ ngành, địa phương đã tích cực triển khai các biện pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do sạt lở đất, lũ ống lũ quét gây ra như: lắp đặt hệ thống cảnh báo sớm cho một số vị trí có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét; xây dựng bản đồ nguy cơ trượt lở đất đá; cắm biển cảnh báo tại các vị trí nguy hiểm...

Tuy nhiên, trước tình hình thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp và khó lường, ông Vũ Xuân Thành cũng khẳng định cơ quan chức năng sẽ tiếp tục triển khai những nhiệm vụ trọng tâm nhằm giải quyết hiện trang trên. Theo đó, một số giải pháp được đưa ra trong thời gian tới là khẩn trương rà soát, di dời khẩn cấp dân cư tại các điểm có nguy cơ cao về lũ quét, sạt lở đất; phấn đấu đến năm 2025 toàn bộ số hộ dân cần di dời khẩn cấp được bố trí đến nơi an toàn; nâng cao năng lực dự báo mưa, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất và truyền tin tới người dân và chính quyền địa phương (thôn, bản) bằng cả hệ thống dự báo quốc gia, khu vực và dự báo tại chỗ, thuê dịch vụ từ các doanh nghiệp...

Ngoài ra, cần xây dựng chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai khu vực miền núi phía Bắc, trong đó tập trung chính vào nâng cao năng lực ứng phó với lũ quét, sạt lở đất; xây dựng thí điểm lắp đặt cảnh báo tại một số điểm có nguy cơ cao; thiết lập kế hoạch, phương án đảm bảo an toàn lũ quét, sạt lở đất gắn với phát triển sinh kế của đồng bào, ngăn chặn việc phá rừng; quản lý chặt chẽ các hoạt động khai thác khoáng sản.

Hoàn thành bản đồ trượt lở đất đá tại 15 tỉnh miền núi phía Bắc Hoàn thành bản đồ trượt lở đất đá tại 15 tỉnh miền núi phía Bắc

VTV.vn - Bản đồ hiện trạng trượt lở đất đá tại 15 tỉnh miền núi phía Bắc vừa được hoàn thành.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước