Tinh giản biên chế: “Khó nhưng vẫn phải làm”!

Ban Thời sự-Thứ tư, ngày 22/06/2016 16:53 GMT+7

VTV.vn - Theo TS Nguyễn Viết Chức - nguyên đại biểu Quốc hội, tinh giản biên chế lúc nào cũng là việc khó nhưng dù khó đến mấy cũng phải làm.

Theo Bộ Nội vụ, tính đến hết năm 2015, đã có 14 Bộ, ngành và 32 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tinh giản biên chế. Trong đợt 1 năm 2016 này, tiếp tục có gần 5.500 công chức, cán bộ của 1 Bộ, ngành và 13 tỉnh, thành phố trong diện tinh giản biên chế.

Năm 2016, tổng biên chế công chức hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước là gần 273.000 người (không bao gồm biên chế công chức của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, biên chế công chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập và biên chế công chức cấp xã). Hiện tại, các Bộ, ngành, địa phương đang tiếp tục rà soát để đề ra phương án giải quyết số cán bộ, công chức, viên chức dôi dư.

Trong kế hoạch tinh giản biên chế, Thủ tướng yêu cầu đến năm 2021, về cơ bản không tăng tổng biên chế của Bộ, ngành. Bộ Nội vụ cho biết, mỗi cơ quan, đơn vị phải đảm bảo xác định rõ tỷ lệ tinh giản biên chế tối thiểu là 10% trong giai đoạn 2015 - 2021. Như vậy, trung bình mỗi năm mỗi cơ quan đơn vị tinh giản tối thiểu đạt 1,5% biên chế.

Trao đổi với phóng viên VTV, theo TS Nguyễn Viết Chức - nguyên Đại biểu Quốc hội, tinh giản biên chế khi nào cũng là một việc khó vô cùng. “Nói tới việc tinh giản biên chế đã rất ngại chứ chưa nói đến làm, bởi điều này ảnh hưởng tới trực tiếp quyền lợi từng cá nhân, từng cơ quan” - TS Nguyễn Viết Chức - chia sẻ.

"Tuy nhiên, việc tinh giản biên chế khó mấy cũng phải làm, không làm không được vì chúng ta đang hội nhập sâu rộng quốc tế; đặc biệt trong thời kỳ đổi mới cũng đang đặt yêu cầu chất lượng cán bộ cũng như sự hoàn thiện của bộ máy công chức, viên chức Nhà nước” - TS Nguyễn Viết Chức - khẳng định.

Xung quanh các vấn đề trên, mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết cuộc trao đổi qua VIDEO!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước