Khó áp dụng bỏ biên chế trong giáo dục ở vùng cao

Lại Hoa, Quang Hải (Trung tâm Tin tức VTV24)-Thứ hai, ngày 29/05/2017 20:17 GMT+7

VTV.vn - Với giáo viên miền núi, nỗi lo bỏ biên chế rất áp lực bởi nhiều giáo viên đã phải đánh đổi rất nhiều để quyết định gắn bó nơi vùng sâu, vùng xa.

Vừa mới xây cải tạo cách đây một năm, khu tập thể trường THPT Mường Chiềng là nơi cư trú của gần 30 giáo viên đến từ khắp các tỉnh.

Hai vợ chồng chị Nương, anh Hiệp đều là giáo viên trường THPT Mường Chiềng. Cùng dạy chung một trường, cùng xây dựng tổ ấm, với anh chị, động lực lớn nhất để cả hai gắn bó với nơi này chính là bản hợp đồng biên chế ký gần chục năm trước. Thế nên, ngay khi thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương xóa bỏ biên chế, cả hai đã không giấu nổi lo lắng.

Ổn định là tâm lý chung của các giáo viên khi quyết định lên vùng cao. Cũng chính vì vậy mà gần như 100% giáo viên vùng cao đều trong diện biên chế. Riêng trường mầm non Mường Chiềng, do số lượng học sinh gia tăng nên phải thuê thêm 6 giáo viên hợp đồng. Nhưng giáo viên hợp đồng cũng chỉ chấp nhận dạy ở điểm trường chính.

Bà Xa Thị Vàng - Hiệu trưởng trường mầm non Mường Chiềng, Hòa Bình bày tỏ: "Nếu bỏ giáo viên biên chế thì lấy đâu ra giáo viên để đến các điểm trường".

Lo lắng của bà Vàng là hoàn toàn có cơ sở bởi với mức lương trung bình 6 triệu đồng/tháng, ai dám chắc, một khi bỏ biên chế, lương hợp đồng cũng đã đủ hấp dẫn để níu kéo giáo viên ở lại.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước