Khám phá thủy điện Sơn La: Bê tông đầm lăn có gì khác so với bê tông thông thường?

Ban Khoa Giáo, Đài Truyền hình Việt Nam-Thứ hai, ngày 12/09/2016 18:11 GMT+7

VTV.vn - Việc sử dụng công nghệ bê tông đầm lăn RCC là một quyết định mang tính then chốt dẫn tới thành công vượt tiến độ của công trình thủy điện Sơn La.

Trong việc xây dựng các công trình thủy điện, công đoạn đầu tiên thường là dẫn dòng sông sang một dòng khác. Để khống chế dòng chảy vào kênh dẫn dòng tại thủy điện Sơn La, từ năm 2003, các kỹ sư và công nhân đã phải đào kênh dẫn dòng, đổ bê tông và đắp đê quai.

Sau khi kiểm soát được lượng nước trong khu vực đê quai, công đoạn nạo vét lòng sông được tiến hành. Mặc dù đã chạm tới lớp đá gốc cứng chắc, tuy nhiên, theo bản chất tự nhiên, bên trong lòng đá vẫn còn rất nhiều khe nứt. Do đó, các kỹ sư và công nhân xây dựng thủy điện Sơn La phải tiến hành khoan phun vữa bê tông để trám các khe nứt.

Khác với thủy điện Hòa Bình, thay vì sử dụng công nghệ khoan phun chống thấm qua lớp cuội sỏi, công nghệ khoan phun chống thấm được áp dụng tại thủy điện Sơn La thực chất là vữa xi măng ép dưới áp lực lớn để đi vào các kẽ đá. Ngay khi xử lý xong lớp nền, công đoạn đổ bê tông nhà máy, đổ bê tông phần đập dâng và đổ bê tông phần đập tràn được tiến hành. Sau đó, chỉ cần lắp đặt thiết bị và vận hành là kết thúc quy trình cơ bản để hoàn thành nhà máy thủy điện Sơn La.

Điểm đáng chú ý của thủy điện Sơn La là công trình được ứng dụng công nghệ bê tông đầm lăn. Đây là một công nghệ khá mới vào thời đó, đóng vai trò chủ chốt trong việc thúc đẩy tiến độ hoàn thành sớm vượt kế hoạch của thủy điện Sơn La. Sử dụng loại bê tông được đầm lăn, lu lèn bằng phương tiện cơ giới, công nghệ cho phép khối đổ lớn trên diện tích rộng, hạn chế tối đa hiện tượng thủy hóa và ứng suất nhiệt trong khối đổ.

Theo nghiên cứu của các nhà vật liệu xây dựng, lượng nước yêu cầu để đảm bảo quá trình thủy hóa xi măng trong khối bê tông đầm lăn thấp hơn nhiều so với lượng nước được trộn vào bê tông truyền thống. Mặt khác, qua nghiên cứu lý luận cho thấy cường độ bê tông tỷ lệ thuận với tỷ lệ nước và xi măng, do đó, nếu giảm lượng nước trộn thì có thể giảm lượng xi măng của hỗn hợp mà cường độ bê tông vẫn không thay đổi. Hiểu theo cách ngắn gọn, ông Nguyễn Tài Sơn - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1 cho biết bê tông đầm lăn là loại bê tông sử dụng vừa đủ nước để xi măng thủy hóa, trong khi đó, lượng nước dùng trong bê tông thông thường có phần dư ra để đầm rung.

Đập thủy điện Sơn La có gì khác so với đập thủy điện Hòa Bình? Đập thủy điện Sơn La có gì khác so với đập thủy điện Hòa Bình? Khám phá 2016: Thủy điện Hòa Bình và sứ mệnh của “chàng Sơn Tinh thế kỷ XX” Khám phá 2016: Thủy điện Hòa Bình và sứ mệnh của “chàng Sơn Tinh thế kỷ XX” Khám phá 2016: Khu vực tối quan trọng nhưng ít người biết của thủy điện Hòa Bình Khám phá 2016: Khu vực tối quan trọng nhưng ít người biết của thủy điện Hòa Bình

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước