Doanh nhân và Hội nhập: Nhìn lại 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài

Doanh nhân và hội nhập-Thứ hai, ngày 30/10/2017 09:50 GMT+7

VTV.vn - 30 năm qua, kể từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, Việt Nam đã đi được một chặng dài trên con đường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.

Tính đến ngày 20/9/2017, cả nước có 24.199 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 310,19 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 167,35 tỷ USD, bằng 54% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.

Đã có 126 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, trong đó đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 55,8 tỷ USD (chiếm gần 18% tổng vốn đầu tư). Nhật Bản đứng thứ hai với 46,1 tỷ USD (chiếm 14,8% tổng vốn đầu tư), tiếp theo lần lượt là Singapore và Đài Loan (Trung Quốc).

Việc thu hút FDI đã thúc đẩy cán cân xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường và tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế Việt Nam. Đầu tư FDI càng tăng thì càng tạo ra nhiều việc làm và nâng cao chất lượng nguồn lao động trong nước. FDI cũng là kênh quan trọng để thu hút công nghệ nguồn từ các nước có nền công nghiệp tiên tiến vào Việt Nam. 

Chủ trương của Chính phủ là thu hút FDI có chọn lọc với các dự án chất lượng, đáp ứng được các mục tiêu như: có giá trị gia tăng cao, có tính lan tỏa, có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, có nhiều đóng góp khác cho phát triển kinh tế, xã hội. Để thực hiện được điều này, Chính phủ đang tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, cũng như cải cách về cơ chế, chính sách.

Để thấy rõ hơn bức tranh toàn cảnh về sự thành công của Việt Nam trong việc thu hút nguồn vốn FDI trong vòng 30 năm qua, tất cả sẽ có trong chương trình Doanh nhân và hội nhập ngày 29/10.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước