Nhiều quốc gia tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu

Anh Quân (Ban Thời sự)-Chủ nhật, ngày 08/01/2017 06:31 GMT+7

VTV.vn - Nhiều nước đã nỗ lực cắt giảm khí thải carbon bằng các giải pháp như điều chỉnh lịch lưu thông xe cá nhân, lắp hệ thống làm sạch không khí, sử dụng năng lượng sạch...

Mỗi năm qua đi lại có những con số lớn hơn về thiệt hại do thiên tai gây ra. Các nhà khoa học cho rằng những thảm họa thiên nhiên xảy ra trong năm ngoái cho thấy biến đổi khí hậu đã gây ra những tác động lớn. Trái đất nóng lên có thể gây ra hạn hán ở nơi này hay lũ lụt ở nơi khác.

Một báo cáo của Cơ quan khí tượng thế giới công bố cuối năm 2016 cho thấy, năm 2017 sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử. Giờ đây, biến đổi khí hậu không còn là câu chuyện xa xôi mà có thể cảm nhận rõ nét.

Nhiều quốc gia tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Cắt giảm khí thải carbon chính là giải pháp mà các nước cần thực hiện để ứng phó với biến đổi khí hậu. Theo các chuyên gia, những nước phát triển như Mỹ phải cắt giảm đến 77% khí thải nhà kính. Tuy nhiên, tuyên bố rút Mỹ khỏi các thỏa thuận khí hậu của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã khiến nhiều quốc gia lo lắng.

Ứng phó với biến đổi khí hậu đang là nhiệm vụ toàn cầu. Nhóm các thành phố dẫn đầu về ứng phó với biến đổi khí hậu (C40) đều nhất trí rằng các thành phố lớn trên thế giới cần nguồn vốn đầu tư tới 375 tỷ USD để ứng phó biến đổi khí hậu.

Thị trưởng Paris (Pháp), Mexico City (Mehico) và Madrid (Tây Ban Nha) đã cam kết "xóa sổ" các phương tiện giao thông chạy động cơ diesel vào năm 2025 để cải thiện chất lượng không khí tại các thành phố này. Nhiều thủ đô châu Âu như Madrid, Paris đã phải ban đã điều chỉnh lịch trình lưu thông của xe ôtô cá nhân dựa theo biển số chẵn, lẻ.

Nhiều quốc gia tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu - Ảnh 2.

Tình trạng ô nhiễm tại Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc ngày càng trầm trọng. Ảnh minh họa: Getty

Là một trong những thủ đô ô nhiễm nhất thế giới, Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc đã triển khai việc lắp đặt hệ thống làm sạch không khí tại một số trường học và nhà trẻ trong thành phố. Chính quyền thành phố đã hỗ trợ để các trường học trang trải chi phí lắp đặt hệ thống trên.

Ấn Độ, quốc gia đang phát triển ở Nam Á, đang hướng tới việc xây dựng hệ thống năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới vào năm 2022. Đây là một phần quan trọng trong chiến lược 10 năm của Ấn Độ về phát triển năng lượng xanh và sạch, giảm bớt phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch.

Trong nỗ lực cùng thực thi Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu, Ủy ban châu Âu đã công bố một loạt đề xuất nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi Liên minh châu Âu theo hướng sử dụng năng lượng sạch và tiết kiệm năng lượng. Các nước thành viên EU cam kết giảm 40% khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030. Ngoài ra, EU sẽ yêu cầu các nước thành viên tăng cường nỗ lực để đạt được tỷ lệ tiết kiệm năng lượng tới 30% vào năm 2030.

Bang California, Mỹ đã trải qua thời kì hạn hán tồi tệ nhất trong vòng 5 năm qua. Do đó, giới chức bang đã đề nghị thắt chặt công tác giám sát tưới tiêu nông nghiệp và hạn chế sử dụng nước hộ gia đình tại đô thị, hướng tới phát triển kế hoạch tiết kiệm nước dài hạn nhằm đối phó nạn hạn hán kéo dài.

Môi trường và biến đổi khí hậu trở thành điểm nóng trong bức tranh kinh tế xã hội 2016 Môi trường và biến đổi khí hậu trở thành điểm nóng trong bức tranh kinh tế xã hội 2016 Năm 2016, miền Trung thiệt hại gần 2 tỷ USD do biến đổi khí hậu Năm 2016, miền Trung thiệt hại gần 2 tỷ USD do biến đổi khí hậu Ứng phó với biến đổi khí hậu: Trách nhiệm lớn của truyền thông Ứng phó với biến đổi khí hậu: Trách nhiệm lớn của truyền thông

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước