Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020

Thùy An-Thứ tư, ngày 20/05/2020 17:40 GMT+7

Ảnh: Getty

VTV.vn - Hai kịch bản tăng trưởng đều được xây dựng trên diễn biến về khả năng phòng chống dịch bệnh COVID-19 của Việt Nam cũng như thế giới.

Sáng nay, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng đã gửi Quốc hội báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 và tình hình triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.

Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng

Trên cơ sở dự báo tình hình, rà soát và tính toán các cân đối lớn, ước khả năng thực hiện với 2 giả định. Một là, Việt Nam đã cơ bản khống chế và kiểm soát dịch từ nửa cuối tháng 4/2020, không thay đổi dự toán chi đầu tư phát triển, giải ngân tối đa vốn đầu tư công kế hoạch năm 2020.

Hai là, tình hình diễn biến, khả năng khống chế dịch bệnh, nới lỏng và thực hiện các hoạt động kinh tế của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới là đối tác thương mại, đầu tư quan trọng đối với Việt Nam (Mỹ, Liên minh châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc).

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT nêu ra dự kiến có 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020:

Kịch bản 1: Thời gian Việt Nam đã cơ bản khống chế và kiểm soát dịch từ nửa cuối tháng 4/2020 và các quốc gia là đối tác thương mại, đầu tư quan trọng với Việt Nam trong quý III/2020. Theo đó phương án tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) dự kiến khoảng 4,4 - 5,2% so với năm 2019 (thấp hơn 1,6 - 2,4 điểm phần trăm mục tiêu đề ra). Tại đây khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước tăng 2,5 - 2,8%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,7 - 7,9%; khu vực dịch vụ ước tăng 2,8 - 3,6%.

Kịch bản 2: Thời gian Việt Nam đã cơ bản khống chế và kiểm soát dịch từ nửa cuối tháng 4/2020 và các quốc gia là đối tác thương mại, đầu tư quan trọng với Việt Nam trong quý IV/2020. Theo đó phương án GDP tăng dự kiến khoảng 3,6 - 4,4% so với năm 2019 (thấp hơn 2,4 - 3,2 điểm phần trăm mục tiêu đề ra). Tại đây khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước tăng 2,1 - 2,5%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,8 - 6,7%; khu vực dịch vụ ước tăng 1,8 - 2,8%.

Điều chỉnh 6 chỉ tiêu kinh tế

Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, tác động của đại dịch COVID-19 đến nền kinh tế nặng nề và mạnh mẽ hơn nhiều so với các cuộc khủng hoảng trước đây.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT cho rằng, yêu cầu điều chỉnh mục tiêu của năm 2020 là cần thiết và phù hợp với tình hình thực tế khách quan. Theo đó, dự kiến có 6 chỉ tiêu cần điều chỉnh so với kế hoạch trước đây.

Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 - Ảnh 3.

Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, dưới tác động của COVID-19, dự kiến có 6 chỉ tiêu cần điều chỉnh so với kế hoạch trước đây

Cụ thể, GDP tăng khoảng 4,5% (trước đây là 6,8%), nỗ lực phấn đấu đạt mức tăng cao hơn; trường hợp tình hình thế giới thuận lợi, dịch bệnh được kiểm soát tốt, thị trường quốc tế phục hồi, phấn đấu đạt mức tăng 5,4%, nhằm bảo đảm mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 là 6,5%. Tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân năm 2020 khoảng 4% (trước đây là dưới 4%). Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 4% (trước đây là khoảng 7%).

Tổng số thu ngân sách nhà nước giảm 163.000 tỷ đồng so với dự toán được giao; Bội chi ngân sách Nhà nước bằng khoảng 4,75% GDP (tăng 1,31% so với mục tiêu đề ra); Tỉ lệ nợ công bằng khoảng 55,5% GDP (tăng 3,2% so với mục tiêu đề ra).

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, việc xây dựng các kịch bản "vực dậy" nền kinh tế để nền kinh tế sẵn sàng chuyển sang trạng thái hoạt động bình thường mới và các phương án, kế hoạch phục hồi ngay, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững sau dịch, cụ thể hóa và chủ động tổ chức thực hiện trong từng ngành, lĩnh vực, địa phương, bao gồm các giải pháp ngắn hạn, trung hạn, dài hạn

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước