Việt Nam đang dần lấy lại đà tăng trưởng kinh tế

VTV Digital-Thứ hai, ngày 06/12/2021 09:49 GMT+7

Ảnh minh họa - Ảnh: TTXVN

VTV.vn - Việt Nam đang có dấu hiệu lấy lại đà tăng trưởng kinh tế và sản xuất sau những ảnh hưởng nặng nề của đợt bùng phát dịch COVID-19 gần đây.

Thông tin trên từ Báo cáo Chỉ số kết nối toàn cầu DHL 2021 vừa được DHL và Trường Kinh doanh Stern thuộc Đại học New York công bố. Báo cáo đánh giá nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng 2,9% vào năm ngoái và giá trị xuất khẩu tang trên 28% trong nửa đầu năm nay. Việt Nam là ngôi sao đang lên trong lĩnh vực sản xuất toàn cầu.

"Lợi thế có vị trí địa lý gần Trung Quốc và nằm dọc theo các tuyến đường vận chuyển trong khu vực cùng sự kết nối quốc tế mạnh mẽ đóng vai trò rất quan trọng”, báo cáo đánh giá.

Ngoài ra, báo cáo cũng phân tích, 5 quốc gia có kết quả ấn tượng về khả năng cải thiện và kết nối mạnh mẽ trong hai thập kỷ qua bao gồm Mexico, Hà Lan, Cộng hòa Sierra Leone, UAE và Việt Nam.

Theo đó, báo cáo này chỉ ra cách các nhà hoạch định chính sách có thể tác động đến sự kết nối của quốc gia mình. 5 lĩnh vực chính giúp cải thiện chỉ số kết nối quốc gia bao gồm: hòa bình và an ninh, môi trường kinh doanh trong nước hấp dẫn, sự mở cửa cho dòng chảy quốc tế, hội nhập khu vực và hỗ trợ xã hội. Đáng chú ý, môi trường kinh doanh hấp dẫn trong nước có thể thúc đẩy chỉ số kết nối toàn cầu tốt hơn cả các chính sách ủng hộ toàn cầu hóa truyền thống.

Báo cáo Chỉ số Kết nối Toàn cầu của DHL đo lường mức độ toàn cầu hóa thông qua các dòng chảy quốc tế về thương mại, vốn, thông tin và con người. Chỉ số đo lường mức độ kết nối toàn cầu của mỗi quốc gia được căn cứ trên quy mô các dòng chảy quốc tế so với quy mô của nền kinh tế quốc nội (chiều sâu) lẫn mức độ mà quốc gia đó phân phối các dòng chảy quốc tế trên khắp toàn cầu (chiều rộng). Chỉ số Kết nối Toàn cầu của DHL được thống kê dựa trên hơn 3,5 triệu điểm dữ liệu về dòng chảy giữa các quốc gia trong giai đoạn từ 2001 đến 2020.

Năm 2022, kinh tế Việt Nam cần thêm động lực gì? Năm 2022, kinh tế Việt Nam cần thêm động lực gì?

VTV.vn - Vấn đề cốt lõi nhất hiện nay là cơ cấu lại nền kinh tế, rà soát tín dụng, phát triển kinh tế số, chuyển đổi số.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước