Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Bệnh thành tích đã tồn tại từ lâu

P.V-Thứ tư, ngày 06/06/2018 09:48 GMT+7

Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phùng Xuân Nhạ trong phiên trả lời chất vấn tại Quốc hội sáng 6/6.

VTV.vn - Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phùng Xuân Nhạ thừa nhận việc giáo dục phổ thông hiện nay còn mang bệnh thành tích nhiều và tiết lộ một số biện pháp giảm tải hiện trạng này.

Trong phiên chất vấn Bộ trưởng tại Quốc hội sáng ngày 6/6, đại biểu Bùi Thị Thủy (Thanh Hóa) có đặt câu hỏi cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phùng Xuân Nhạ về vấn đề ý nghĩa của giấy khen. Theo đại biểu, giấy khen ở các bậc đào tạo phổ thông đang dần trở nên mất ý nghĩa khi lượng học sinh giỏi, xuất sắc quá nhiều và mang màu sắc của bệnh thành tích nhiều hơn là thực tế.

"Giấy khen dần mất giá trị vì điểm số cho quá dễ, tỷ lệ khá giỏi quá nhiều, đó là biểu hiện của bệnh thành tích trong giáo dục, xin Bộ trưởng cho biết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề này và giải pháp?" – Đại biểu Thủy đặt câu hỏi.

Trả lời trước Quốc hội, Bộ trưởng Phùng Xuân nhạ cho hay, quả thực vấn đề về "bệnh thành tích" đã tồn tại từ lâu"mặc dù ngành Giáo dục luôn cố gắng nói không" nhưng nhận thấy trong quá trình thực hiện, đây không chỉ là vấn đề dừng lại ở quy định mà còn liên quan tới văn hóa và thói quen của một bộ phận không nhỏ những người làm trong ngành giáo dục tại Việt Nam.

Theo chia sẻ của Bộ trưởng, Bộ đang rất tích cực để hạn chế vấn đề này, cũng đã có những văn bản đề nghị bỏ rất nhiều cuộc thi, đồng thời ban hành các văn bản hướng dẫn để tiến tới việc không công nhận điểm các cuộc thi vào thành tích thi đua, nhằm làm sao cho kết quả phải phản ánh được chất lượng giáo dục thực tại. Bộ trưởng Nhạ thừa nhận rằng chính việc đăng ký thi đua làm cho nhiều thầy cô phải chạy đua điểm "ảo" và Bộ đang rất gắt gao làm việc trong vấn đề này. Theo đó, Bộ trưởng cũng tiết lộ rằng Bộ sẽ hướng tới việc thầy cô nào có sáng tạo sẽ được khuyến khích, biểu dương chứ không đăng ký thành tích nữa.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước