Phục dựng lễ hội diễn xướng, tục lệ hát Xoan cổ

Lan Phương, Quang Nam (Ban Thời sự)-Thứ năm, ngày 07/12/2017 16:31 GMT+7

VTV.vn - Các nhà nghiên cứu và nghệ nhân đã kiên trì phục dựng hát nước nghĩa, một tục lệ hát Xoan cổ, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản này.

Hát nước nghĩa là hình thức hát giao lưu giữa các làng Xoan. Đây là hình thức hát Xoan gắn với nghi lễ hát thờ Vua. Xuất phát từ câu chuyện Công chúa Nguyệt Cư, con vua Hùng đời thứ 17 cùng chồng là Lý Lang Đại Vương đi đánh giặc trở về đến làng An Thái thì trở dạ. Tiếng hát của các cô gái ở làng An Thái cất lên, đã giúp bà an thai rồi sinh nở. Cao Mại là nơi sinh của người con cả của bà. Từ đó, hai địa phương kết nghĩa, trở thành tục hát ở các làng Xoan gốc.

Hát du xuân hay hát Xoan là do người dân Phú Thọ sáng tạo ra, và hát, trình diễn tại các cửa đình, đên, miếu thờ nhằm ca ngợi công đức của các vua Hùng đã có công dựng nước; ca ngợi cuộc sống, thiên nhiên, con người và các hoạt động sản xuất. Hàng năm, hoạt động tín ngưỡng này vẫn được các phường Xoan duy trì.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước