Năng suất lao động Việt Nam tăng chậm so với các nước trong khu vực

Quang Linh - Văn Phồn - Đức Thắng (Ban Thời sự)-Thứ tư, ngày 14/10/2015 17:26 GMT+7

Ảnh minh họa. (Nguồn: Lao động và Xã hội)

VTV.vn - Đây là một trong những nội dung trong cuộc tọa đàm "Năng suất lao động - vấn đề của doanh nghiệp hay người lao động?".

Trong 10 năm qua, năng suất lao động của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể với mức tăng bình quân 3,7%/năm. Tuy nhiên, nếu so sánh với một số nước trong khu vực thì năng suất lao động của Việt Nam vẫn tăng chậm. Đây cũng là những nội dung trong cuộc tọa đàm "Năng suất lao động - vấn đề của doanh nghiệp hay người lao động?" do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức, nhằm xác định đối tượng và đưa ra các giải pháp thúc đẩy tăng năng suất lao động.

Các chuyên gia tham dự tọa đàm đều cho rằng: Gần 29% doanh nghiệp sử dụng công nghệ trung bình thấp và chỉ có 2% doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao là nguyên nhân dẫn tới năng suất lao động và thu nhập thấp. Một yếu tố quan trọng mà các chuyên gia cho rằng không thể thiếu để nâng cao năng suất lao động là cơ chế chính sách của Nhà nước, địa phương và chính nội bộ doanh nghiệp phải thay đổi, để kích thích trí tuệ, sự sáng tạo của người lao động và chủ sử dụng lao động trong việc đầu tư sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Nghiên cứu mới nhất của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho thấy, việc tăng tiền lương tối thiểu sẽ làm cho người sử dụng lao động tăng năng suất lao động thông qua đầu tư và công nghệ.

Tại khu vực Đông Nam Á, đa số các doanh nghiệp đều lựa chọn giải pháp đầu tư để tăng cường kỹ năng cho người lao động và áp dụng công nghệ mới để tăng năng suất lao động.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước