Nhiều hệ lụy khi để trẻ một mình đối phó với bạo lực học đường

VTV9-Thứ sáu, ngày 19/01/2018 14:32 GMT+7

VTV.vn - Theo các chuyên gia tâm lý, nếu bị dồn nén hoặc bị ức hiếp, phải đối phó với những hành vi bạo lực học đường lâu ngày, trẻ sẽ bị trầm cảm, dẫn đến nhiều hệ lụy xấu.

Bạo lực học đường không phải là câu chuyện mới nhưng luôn là vấn đề "nóng" trong xã hội. Tình trạng này đang có xu hướng gia tăng về số lượng vụ việc cũng như tính chất nghiêm trọng. Điều đáng nói, rất nhiều vụ việc cả nhà trường và phụ huynh đều không biết. Sự việc chỉ bị phát hiện khi những đoạn clip bạo lực được tung lên mạng xã hội.

Lý giải cho việc này, nhiều gia đình cho biết là khá bận rộn với việc mưu sinh. Về phía nhà trường, nhiều thầy, cô giáo nhận định, rất khó để kiểm soát hoạt động của học sinh, nhất là vào thời gian ở nhà. Hậu quả là nhiều học sinh giao du với các đối tượng xấu, kết băng nhóm ức hiếp những bạn khác.

Tình trạng phụ huynh thiếu quan tâm, nhà trường không kiểm soát được đã để các em phải đối phó với những tình huống bạo lực do chính những người bạn cùng lớp gây ra. Việc ngăn chặn bạo lực học đường cần bắt đầu từ chính gia đình của mỗi học sinh. Theo đó, cha mẹ, người thân trong gia đình không nên xem nhẹ việc trẻ nghĩ gì, cần gì và ứng xử như thế nào với người xung quanh. Các bậc phụ huynh cần là người bạn đồng hành với trẻ trong chặng đường làm người.


Bạo lực học đường - Trách nhiệm của ai? Bạo lực học đường - Trách nhiệm của ai?

VTV.vn - Các vụ bạo lực học đường được quay thành clip và tung lên mạng như hiện nay khiến nhiều người giật mình. Vậy, ai là người chịu trách nhiệm về những vụ việc này?


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước