Gần đây nhất là hãng hàng không Pháp Air France, trong suốt 3 tháng qua, các cuộc đình công diễn ra liên tục khiến hãng này khốn đốn. Cổ phiếu của hãng giảm hơn 9% trong 1 ngày. Thậm chí, báo giới nhận định, Air France có thể sẽ bị xóa sổ nếu không đáp ứng được với những đòi hỏi của người lao động.
Đây không phải lần đầu tiên Air France rơi vào khủng hoảng. Năm 2015, hai giám đốc lớn của hãng bị hơn 100 người biểu tình truy đuổi và cấu xé, sau khi quyết định cắt bỏ hàng nghìn việc làm. Lần này, không có ai bị đuổi việc, không có ai bị xé mất áo nhưng giám đốc điều hành của Air France mất chức sau khi không thỏa thuận được với hàng nghìn công nhân bất mãn về mức lương trả cho họ.
Ngoài Air France, hàng không Đức cũng đang chật vật với biểu tình. Tháng 4 vừa qua, hãng Lufthansa hủy hoãn 1.600 chuyến bay vì công nhân đình công do lương thấp. 90.000 hành khách bị ảnh hưởng. Tại Italy, công đoàn bộ phận điều khiển không lưu của Italy kêu gọi đình công ngày 8/5 cũng vì bất mãn với lương.
Cuối năm 2017, hãng hàng không Anh British Airways cũng khốn đốn vì 1.400 thành viên công đoàn lao động tham gia đình công phản đối cái mà họ gọi là "mức lương nghèo khổ".
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.