Rắc rối từ những hợp đồng hợp tác đầu tư bất động sản

Hoàng Nga - Ngọc Phức - Bằng Việt (VTV9)-Thứ hai, ngày 06/11/2017 11:03 GMT+7

VTV.vn - Nhiều dự án bất động sản được thực hiện bởi 2 hoặc 3 chủ đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh đã gây ra không ít rắc rối, đặc biệt cho khách mua nhà.

Tại khu đất ở số 409 Lĩnh Nam, Hà Nội, khi thoạt nhìn không ít người lầm tưởng đây là một ao tù. Tuy nhiên, nhờ những giằng sắt hoen rỉ, người dân mới mới vỡ lẽ, đây là phần hầm móng của tổ hợp hai chung cư cao 25 và 35 tầng có tên Vĩnh Hưng Dominium. Dự án đã huy động vốn với con số giật mình 1.008 khách hàng từ cách đây nhiều năm với số tiền lên tới 400 tỷ đồng. Phần đất của dự án này thuộc về Công ty Hanel. Công ty này sau đó ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty Nhà Vĩnh Hưng để triển khai dự án và thu tiền của các khách hàng.

Tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, một khu đất tại tổ 34 Cầu Diễn mới chỉ có công văn của Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội chấp thuận nghiên cứu lập dự án xây chung cư cao từ 25 - 35 tầng. Tuy nhiên, cách đây 7 năm, các căn hộ đã được bán ồ ạt ra thị trường. Theo nhóm khách hàng này, số tiền mà Công ty Quân Thư đã huy động lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Điều bất ngờ là Công ty Quân Thư không phải là chủ của khu đất. Theo đó, dự án này có tới 4 công ty ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với nhau gồm: Công ty Cổ phần Tập đoàn xây dựng phát triển Đông Đô, Công ty Cổ phần đầu tư Okstar, Công ty Dịch vụ Vận tải Quốc tế và Công ty Quân Thư. Theo phản ánh của các khách hàng, thời gian gần đây, đại diện công ty Quân Thư đã đột ngột không liên lạc được, trụ sở công ty cũng không tìm thấy đâu.

Thông thường, một dự án bất động sản chỉ có một chủ đầu tư duy nhất trực tiếp xây dựng và bán cho khách hàng. Tuy nhiên, không ít dự án trên thị trường được thực hiện bởi 2 hoặc 3 chủ đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác đầu tư bất động sản. Nếu dự án được tiến hành suôn sẻ, sẽ không có gì phải bàn đến. Tuy nhiên, đã có những trường hợp dự án gặp sự cố, không thể thực hiện được. Lúc này, những người mua nhà vô cùng rủi ro vì không biết phải đi đòi quyền lợi với chủ đầu tư nào.

Giải pháp nào cho các dự án bất động sản 'đa chủ' bị dở dang? Giải pháp nào cho các dự án bất động sản "đa chủ" bị dở dang?

VTV.vn - Đến khi dự án không thực hiện được, người dân không biết đòi tiền ai và liệu những người dân đã tham gia góp vốn này có hy vọng đòi được tiền hay không.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước