Thành lập "siêu ủy ban" quản lý vốn Nhà nước: Đâu là nhân tố then chốt?

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ sáu, ngày 26/01/2018 10:42 GMT+7

VTV.vn -Dự kiến, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại DN sẽ thành lập trong quý I/2018. Một số báo sáng 26/1 đặt câu hỏi: Liệu đâu là những nhân tố then chốt của một “siêu ủy ban"?

"Quan trọng là con người" là title báo trên tờ Đại biểu Nhân dân liên quan đến vấn đề trên. Bài báo trích dẫn ý kiến chuyên gia cho rằng, nhất định phải là những con người am hiểu kinh doanh thực sự bởi vai trò của Ủy ban còn mang tính chất đầu tư, không chỉ quản trị đơn thuần, tức rút vốn ở chỗ không hiệu quả để đầu tư vào chỗ hiệu quả. Do đó, toàn bộ Hội đồng Quản trị, lãnh đạo và nhân viên đều phải được tuyển chọn công khai, minh bạch để có được những cá nhân xuất sắc nhất.

Một thông tin đáng khích lệ với những nhân tài như vậy được đề cập tới trong đề án mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa trình Chính phủ đó là cơ chế tiền lương sẽ gắn với kết quả hoạt động của Ủy ban.

Thành lập siêu ủy ban quản lý vốn Nhà nước: Đâu là nhân tố then chốt? - Ảnh 1.

"Quan trọng là con người" là title báo trên tờ Đại biểu Nhân dân khi nói về nhân tố then chốt của một "siêu ủy ban" quản lý vốn Nhà nước.

Trang tin Zing trích dẫn, ngoài mức lương theo quy định sẽ còn có phần thu nhập bổ sung. Đề án nhấn mạnh phần thu nhập bổ sung gắn với hiệu quả quản lý vốn Nhà nước và năng suất lao động của doanh nghiệp do cơ quan này chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu.

Tuy nhiên, với khối lượng vốn khổng lồ, nhiều chuyên gia cho rằng, cần phải gắn việc thành lập Ủy ban với đẩy mạnh cổ phần hóa hơn nữa. Ủy ban này chỉ quản lý Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước SCIC và một số doanh nghiệp cực kỳ quan trọng trong giai đoạn tư nhân chưa thể làm được hoặc không muốn làm. Nếu Ủy ban "ôm" quá nhiều doanh nghiệp sẽ khó quản lý tốt.

Thành lập siêu ủy ban quản lý vốn Nhà nước: Đâu là nhân tố then chốt? - Ảnh 2.

Cũng do khối lượng vốn khổng lồ như vậy, trang tin Vietnamfinance trích dẫn ý kiến TS.Võ Trí Thành cho rằng: "Ủy ban này cần phải đảm bảo bốn nguyên tắc: minh bạch, giám sát, năng lực và chuyên nghiệp. Trong đó, yếu tố minh bạch cần được đặt lên đầu tiên".

Với những nhân tố tổng hòa như vậy, các ý kiến đều đồng tình mô hình Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sẽ tháo gỡ được tình trạng "vừa đá bóng vừa thổi còi" của các Bộ, ngành, từ đó triệt tiêu lợi ích nhóm giữa người quản lý và người thực hiện vai trò kinh doanh. Khi các Bộ, ngành chỉ thực thi chính sách quản lý chung, "sân chơi" sẽ bình đẳng hơn cho tất cả doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Quản lý vốn Nhà nước: Đã đến lúc cần một mô hình mới? Quản lý vốn Nhà nước: Đã đến lúc cần một mô hình mới?

VTV.vn - Mặc dù nguồn vốn lớn nhưng khu vực kinh tế Nhà nước chỉ chiếm 28,7% GDP trong khi khu vực kinh tế tư nhân đóng góp tới gần 40% và khu vực FDI là trên 18%.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước