Chiếm đoạt tài sản qua mạng: Cần giải pháp mạnh tay

Ban Thời sự-Thứ ba, ngày 10/10/2023 06:04 GMT+7

VTV.vn - Tình trạng cho vay nặng lãi, đe dọa, tống tiền, cưỡng đoạt tài sản trên không gian mạng ngày một gia tăng.

Thống kê hàng năm của Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an, toàn quốc xảy ra khoảng 2.000 vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. Tuy chỉ chiếm khoảng 4% trong cơ cấu tội phạm hình sự, nhưng loại tội phạm lừa đảo này đã chiếm đoạt lên tới hàng ngàn tỉ đồng, có vụ số người bị hại lên đến hàng chục ngàn người. Riêng trong quý III, công an các đơn vị địa phương đã triệt phá 23 băng, ổ nhóm tội phạm. Chủ yếu là tội phạm tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên không gian mạng; cho vay lãi nặng, tín dụng đen thông qua các app điện tử, kéo theo các vi phạm pháp luật về trật tự xã nội như cưỡng đoạt tài sản như bắt cóc, đòi nợ, chiếm đoạt tài sản…

Núp bóng công ty mua bán nợ để đòi nợ thuê 

Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực thi hành từ đầu năm 2021 đã đưa ngành nghề "Kinh doanh dịch vụ đòi nợ" vào danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. Nhưng ngay khi dịch vụ "đòi nợ thuê" bị khai tử thì lập tức đã xuất hiện một dịch vụ khác đó là "Mua bán nợ". Đây là hoạt động giao dịch kinh tế - tài chính để trao đổi và chuyển nhượng khoản nợ từ cá nhân này sang cá nhân khác, doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác, tổ chức này sang tổ chức khác… mà thực chất, đây là việc chuyển nhượng lại "quyền thu hồi nợ" từ bên bán nợ (chủ nợ) sang công ty mua nợ. Những tưởng sau khi pháp luật khai tử loại hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ.. thì sẽ không còn những cảnh đòi nợ kiểu xã hội đen. Tuy nhiên, thực tế vẫn tiếp diễn khi nhiều công ty đòi nợ thuê đã đổi tên thành công ty mua bán nợ.

Đăng ký kinh doanh là hoạt động trợ giúp pháp lý nhưng thực tế hàng trăm nhân viên ở công ty này lại là lao động phổ thông. Mục đích là núp bóng nhằm thực hiện việc đe dọa, khủng bố người khác để đòi nợ.

8 hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên mạng

Tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng là do sự bất cẩn của người đi vay, hay bất kể ai để lộ lọt thông tin và mất dữ liệu thông tin cá nhân. Cục cảnh sát hình sự, Bộ Công an đã cảnh báo 8 thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng như giả mạo các trang thông tin điện tử cơ quan, doanh nghiệp, quản cáo trên các sàn đầu tư chứng khoán quốc tế, giao dịch vàng, ngoại hối, giao dịch tiền ảo, kinh doanh đa cấp trái phép qua mạng; Đăng tin tuyển cộng tác viên bán hàng online; Chiếm quyền điều khiển tài khoản mạng xã hội, gửi các đường link giả mạo; Giả danh cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án gọi điện để hăm dọa bị hại, yêu cầu chuyển tiền; Sử dụng các thông tin trên thẻ căn cước công dân để lừa đảo để đăng ký mã số thuế ảo hoặc để vay tiền; hay cố ý chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng để lừa đảo

Tràn lan mua bán dữ liệu cá nhân

Năm 2022, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ triệt phá 3 chuyên án, 11 bị can bị khởi tố trong đường dây mua bán dữ liệu cá nhân trên không gian mạng.

Chiếm đoạt tài sản qua mạng: Cần giải pháp mạnh tay - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Đây là những đường dây có quy mô trong cả nước, dữ liệu nhạy cảm như định vị điện thoại, lượng truy cập các trang mạng của từng cá nhân. Hàng tỉ thông tin khách hàng trong ngành điện lực, giáo dục, ngân hàng, đăng ký kinh doanh, bảo hiểm, hộ khẩu, dữ liệu viễn thông, thuê bao điện thoại, bất động sản... để rao bán.

Việc buôn bán dữ liệu cá nhân có hệ thống, có tổ chức, có khả năng cập nhật dữ liệu, trích xuất dữ liệu theo yêu cầu người mua.

Giải pháp để ngăn chặn tình trạng này là nâng cao công tác quản lý nhà nước, tiếp tục hoàn thiện các khung khổ pháp lý, tăng tính răn đe. Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, giảm thiểu tối đa những nguy cơ và hệ quả của các hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân. Đồng thời, công tác định danh, xác minh tài khoản mạng đang được tăng cường. Đây là các biện pháp góp phần ngăn chặn tình trạng lộ lọt, dữ liệu cá nhân, đấu tranh mạnh với các loại tội phạm lừa đảo trên không gian mạng. Chính mỗi người dân cần nâng cao cảnh giác trước mọi thông tin không chính thống, đường link giả mạo, có trách nhiệm với chính thông tin cá nhân của mình trên mạng.

Thiếu tá Phạm Nam Thanh - Phó Đội trưởng, Đội cảnh sát hình sự đặc nhiệm, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP Hà Nội

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước