Có nên chuyển viên chức giáo viên sang hợp đồng lao động?

Ban Thời sự-Chủ nhật, ngày 04/06/2017 13:05 GMT+7

Ảnh minh họa: TTXVN

VTV.vn - Bộ GD&ĐT dự kiến chuyển dần viên chức giáo viên sang HĐLĐ. Điều này liệu có phù hợp và có nên làm, nhất là khi Việt Nam đang tiến hành phổ cập giáo dục ở bậc phổ thông?

Thực tế, từ năm 2012, giáo viên được tuyển mới vào các trường công lập đã không còn được xét vào biên chế nữa; họ ký hợp đồng làm việc và được xác định là viên chức lao động.

Thế nhưng, Bộ GD&ĐT đang có đề xuất từng bước sẽ chuyển sang chỉ ký HĐLĐ với các giáo viên. Điều này có nghĩa là không còn việc "chắc chân" và quy chế trả lương chắc chắn sẽ khác trước. Nếu chủ trương này trở thành sự thật, nhiều người cho rằng sẽ tạo nên bước ngoặt lớn trong giáo dục. Nhưng đồng thời, đây cũng là chủ trương hết sức nhạy cảm do nó tác động tới hàng triệu giáo viên trong cả nước.

Trên hai hệ thống Facebook của Ban Thời sự và Báo điện tử VTV News, số lượng người tương tác rất lớn, lên đến hơn 60.000 người với rất nhiều bình luận. Sau đây là một vài ý kiến trong số đó:

Bộ GD&ĐT dự kiến chuyển dần viên chức giáo viên sang hợp đồng lao động. Như vậy, các trường công lập sẽ ký hợp đồng lao động với giáo viên như cách mà các trường tư đang làm hiện nay. Liệu điều này có phù hợp và nên làm, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành phổ cập giáo dục ở bậc phổ thông như hiện nay?

Bộ GD&ĐT cho rằng chủ trương chuyển dần viên chức giáo viên sang HĐLĐ không chỉ giúp tạo động lực cho giáo viên đổi mới, không ngừng nỗ lực sáng tạo trong giảng dạy mà còn tạo ra cơ chế mới để giúp chi trả thu nhập xứng đáng cho những giáo viên có tài năng, tâm huyết, đồng thời sàng lọc, loại bỏ những giáo viên kém chất lượng. Tuy nhiên, điều khiến cho nhiều người băn khoăn là họ vẫn chưa nhìn thấy một lộ trình cụ thể, những bước đi rõ ràng.

Bộ GD&ĐT khẳng định đây mới chỉ là chủ trương ban đầu. Tuy nhiên, với những phản ứng của dư luận trong thời gian vừa rồi có thể thấy chủ trương này cần được xem xét, nghiên cứu thật sự kỹ lưỡng và khoa học, trên cơ sở đánh giá tác động tới toàn hệ thống giáo dục phổ thông. Bởi lẽ, bất cứ thay đổi nào, đặc biệt là với đội ngũ giáo viên trực tiếp đứng lớp cũng có thể gây ra những xáo trộn không nhỏ đối với hoạt động dạy và học. Vì thế, một đề án được đầu tư bài bản, có trách nhiệm của Bộ GD&ĐT trong thời gian tới là điều được nhiều người chờ đợi.

Tăng lương cho giáo viên: Một số lãnh đạo trường đề xuất tăng học phí Tăng lương cho giáo viên: Một số lãnh đạo trường đề xuất tăng học phí Bỏ biên chế giáo viên: Không vội vàng mà thận trọng! Bỏ biên chế giáo viên: Không vội vàng mà thận trọng! Bỏ biên chế: Cú sốc lớn cho nhiều giáo viên Bỏ biên chế: Cú sốc lớn cho nhiều giáo viên

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước