Đối thoại Biển lần thứ hai: Hợp tác nghề cá tại Biển Đông

Khánh Nguyễn-Thứ sáu, ngày 16/03/2018 14:11 GMT+7

VTV.vn - Ngày 15/3, tại Hà Nội, Học viện Ngoại giao phối hợp cùng Quỹ Konras Adenauer Stiftung (KAS) và Đại sứ quán Australia tại Hà Nội đã tổ chức Đối thoại Biển lần thứ 2 với

Tham dự Đối thoại Biển lần thứ hai có 4 diễn giả quốc tế và Việt Nam là Đại úy Martin A.Sebastian (Viện Biển Malaysia), Tiến sĩ Shafiah Muhibat (Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam, Singapore), bà Wang Guan (Trung Quốc) và Tiến sĩ Vũ Thanh Ca (Tổng cục Biển và Hải đảo, Việt Nam).

Đối thoại Biển lần thứ hai về "Hợp tác nghề cá tại Biển Đông" diễn ra trong bối cảnh nghề cá trong khu vực đối mặt với nhiều thách thức. Đối thoại lần này tập trung thảo luận về tình hình và đánh giá cơ hội hợp tác nghề cá tại Biển Đông.

Đối thoại Biển lần thứ hai: Hợp tác nghề cá tại Biển Đông - Ảnh 1.

Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao, Tiến sĩ Lê Hải Bình

Phát biểu khai mạc Đối thoại, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao, Tiến sĩ Lê Hải Bình cho biết nghề cá tại Biển Đông mang lại nhiều lợi ích không chỉ về mặt kinh tế mà còn góp phần ổn định kinh tế-xã hội, đảm bảo đời sống mưu sinh cho hàng trăm triệu người dân ven biển ở Biển Đông. Tuy nhiên, trước tình hình đánh bắt cá quá mức, hoạt động đánh bắt cá trái phép (IUU Fishing) và việc ngư dân sử dụng những phương thức đánh cá gây hủy diệt môi trường biển, các quốc gia tại Biển Đông có trách nhiệm khai thác nghề cá bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái biển.

TS Lê Hải Bình khẳng định Đối thoại là cơ hội quan trọng để các chuyên gia chia sẻ quan điểm cũng như đề xuất ra những sáng kiến thúc đẩy nghề cá trong khu vực.

Ông Peter Girke - Trưởng đại diện Quỹ KAS tại Việt Nam chia sẻ, trong bối cảnh trữ lượng cá đang ngày càng suy giảm, các nước cần tích cực thúc đẩy các biện pháp hợp tác trên cơ sở tính toán cân bằng lợi ích của từng lĩnh vực và giữa các quốc gia.

Đối thoại Biển lần thứ hai: Hợp tác nghề cá tại Biển Đông - Ảnh 2.

Ông Peter Girke - Trưởng đại diện Quỹ KAS tại Việt Nam (giữa)

Tại Đối thoại, bà Stacey Nation - Tham tán Chính trị Đại sứ quán Australia đánh giá cao việc tổ chức Đối thoại Biển lần thứ hai cho biết, Australia áp dụng cách tiếp cận đa diện trong hoạt động nghề cá nói chung và chống lại các hành vi đánh cá trái phép nói riêng. Australia đã hợp tác tích cực với Việt Nam trong hoạt động nghề cá và cam kết tiếp tục thúc đẩy hợp tác song phương chặt chẽ trong thời gian tới.

Đối thoại Biển lần thứ hai: Hợp tác nghề cá tại Biển Đông - Ảnh 3.

Bà Stacey Nation - Tham tán Chính trị Đại sứ quán Australia

Các diễn giả đều đồng tình rằng hiện nay tại Biển Đông, tình hình đánh bắt cá trái phép, đánh bắt cá bằng các phương thức hủy diệt môi trường và nhận thức kém về bảo vệ môi trường biển là nguyên nhân chính dẫn đến việc suy giảm nghiêm trọng nguồn cá. Do đó, các quốc gia cần hợp tác với nhau một cách toàn diện, thực chất.

Đối thoại Biển lần thứ hai: Hợp tác nghề cá tại Biển Đông - Ảnh 4.

Hơn 70 đại biểu từ các cơ quan đại diện nước ngoài, các cơ quan và giới học giả của Việt Nam tham dự Đối thoại.

Đối thoại thu hút hơn 70 đại biểu từ các cơ quan đại diện nước ngoài, các cơ quan và giới học giả của Việt Nam. Đối thoại diễn ra trong bầu không khí cởi mở, xây dựng, thu nhận được nhiều ý kiến thẳng thắn, thực chất, góp phần vào việc thúc đẩy hợp tác nghề cá tại Biển Đông.

Bên lề Đối thoại, Tiến sĩ Vũ Thanh Ca - Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam nhận định, cảnh báo thẻ vàng về hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý (IUU) của EU đối với Việt Nam sẽ sớm được rút. "Sau khi bị cảnh cáo thẻ vàng, Việt Nam đã rất nỗ lực trong triển khai giảm các hoạt động IUU. 8 địa phương ven biển, 9 địa phương trọng điểm đều triển khai các biện pháp, giải pháp về vấn đề này", TS Vũ Thanh Ca chia sẻ.

Đối thoại Biển lần thứ hai: Hợp tác nghề cá tại Biển Đông - Ảnh 5.

Tiến sĩ Vũ Thanh Ca - Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam

TS Vũ Thanh Ca cho biết: "Trong thời gian qua, vấn đề quản lý IUU của Việt Nam rất tốt. Tôi hi vọng với những nỗ lực của Việt Nam, thẻ vàng sẽ được rút bỏ. Cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao nỗ lực của Việt Nam".

Ngoài ra, TS Vũ Thanh Ca nhận định, trong gần 6 tháng qua, Việt Nam đã làm được rất nhiều và tập trung vào hai vấn đề quan trọng nhất. Thứ nhất là Việt Nam quản lý, kiểm soát tốt hoạt động đánh bắt, truy xuất nguồn gốc cá đánh bắt ở đâu, bao nhiêu và như thế nào, phù hợp với luật pháp quốc tế hay không. Việt Nam cũng đã phổ biến cho ngư dân quản lý từng con thuyền ra khơi và có hình thức phạt, mức phạt rất cao đối với những tàu thuyền vi phạm. Hai là, Việt Nam làm tốt hệ thống báo cáo.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước